Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
- Phóng viên: Thưa ông, thời gian gần đây có nhiều vụ TNGT nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên một số tuyến cao tốc, trong đó có những cái tuyến cao tốc mới đưa vào khai thác. Xin ông cho biết nguyên nhân chính khiến những vụ tai nạn này xảy ra?
+ Ông Khuất Việt Hùng: Thực tế, trên đường bộ nói chung và các tuyến cao tốc cũng luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông (TNGT). Gần đây trên một số tuyến cao tốc, đặc biệt là tuyến Cam lộ - La Sơn đã xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chết, bị thương nhiều người. Việc này khiến dư luận hết sức quan tâm, đặc biệt là lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, lãnh đạo các địa phương đều quan tâm chỉ đạo để xác định rõ những nguyên nhân, đề xuất những giải pháp để ngăn ngừa những vụ việc tương tự xảy ra.
Khi xác định nguyên nhân các vụ TNGT, lãnh đạo Ủy ban ATGT Quốc gia trước tiên đều nắm tình hình thông qua báo cáo của Ban ATGT và sau đó trao đổi cụ thể với lực lượng chức năng trực tiếp xử lý tại hiện trường để nắm được những nội dung cụ thể.
Có thể nói rằng những vụ TNGT xảy ra gần đây trên cao tốc Cam lộ - La Sơn, chủ yếu trực tiếp là do là do ý thức tham gia giao thông và kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông.
Về người điều khiển phương tiện, trong vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng làm 3 người chết trên cao tốc Cam lộ - La Sơn hôm 18-2; vụ TNGT khiến 5 người chết trên Quốc lộ 2 tại tỉnh Tuyên Quang hôm 5-3; vụ TNGT khiến 2 người chết, 9 người bị thương hôm 10-3 trên cao tốc Cam lộ - La Sơn, tất cả nguyên nhân trực tiếp là do người điều kiện phương tiện.
Ví dụ, trong vụ TNGT hôm 10-3 trên cao tốc Cam lộ - La Sơn, xe tải bị hỏng lốp. Về nguyên tắc, người lái xe phải có trách nhiệm điều khiển phương tiện vào làn dừng khẩn cấp. Kể cả dù đã vào được làn dừng khẩn cấp, người lái xe cũng phải bật đèn khẩn nguy; cùng với đó phải có cảnh báo đối với những cái phương tiện lưu thông trên tuyến. Hiện vụ việc đang được cơ quan điều tra, tuy nhiên thực tế chiếc xe tải khi bị nổ lốp đã không dừng trên làn dừng khẩn cấp mà dừng ở trên làn đường lưu thông. Điều này tạo ra vật cản uy hiếp an toàn giao thông trên làn đường đấy.
Đối với người điều khiển phương tiện xe khách, tài xế đã không tập trung. Xe khách đã bị mất tín hiệu giám sát hành trình trước khi xảy ra tai nạn nên chưa thể kết luận tại thời điểm xảy ra tai nạn, xe khách đi tốc độ bao nhiêu. Tuy nhiên, người lái xe khách đã không chú ý quan sát và không kịp xử lý tình huống. Tôi cho rằng, nếu hai xe đang đi cùng chiều nhau, về nguyên tắc, lái xe phải giữ khoảng khách an toàn theo quy định. Nếu giữ đúng khoảng cách an toàn, đúng tốc độ, người lái xe sẽ kịp phanh khi có sự cố và sẽ khó xảy ra tai nạn như vậy.
Cho nên, tôi cho rằng vấn đề lớn nhất là ý thức tuân thủ pháp luật và kỹ năng của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Cũng có người cho rằng là có lý do xảy ra tai nạn do kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, thực tế tại những đoạn tuyến trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, nếu đánh giá nghiêm ngặt nhất về yêu cầu kết cấu hạ tầng, cũng không thấy có vấn đề gì nghiêm trọng ở đây. Đường có biển báo, vạch sơn, những yêu cầu về phản quang cho ban đêm đều đủ.
Vì vậy, có thể khẳng định nguyên nhân trực diện xảy ra các vụ TNGT chủ yếu là do ý thức tôn trọng pháp luật kém cùng với đó là thiếu kỹ năng của người điều khiển phương tiện.
- Sau những vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Ủy ban ATGT Quốc gia, đã có nhiều chỉ đạo về các giải pháp đảm bảo ATGT trên các tuyến cao tốc. Vậy các bộ ngành, địa phương đang thực hiện chỉ đạo như thế nào?
+ Sau khi Thủ tướng chỉ đạo, Bộ GTVT mà trực tiếp là Cục Đường bộ, các đơn vị đang quản lý các tuyến đường đã tiến hành rà soát ngay, phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông trực tiếp tuần tra. Những chỗ nào cần khắc phục để đảm bảo an toàn hơn, thuận tiện hơn, thì đương nhiên thì đã làm. Đối với việc nâng cấp, mở rộng những tuyến cao tốc hai làn xe thì cần có thời gian vì liên quan đến quy trình, thủ tục.
Điều quan trọng nhất hiện nay là điều chỉnh lại tổ chức giao thông, biển báo, nhưng đây không phải là vấn đề lớn. Vấn đề mà lớn nhất hiện nay là làm sao để người điều khiển phương tiện tuân thủ pháp luật giao thông cho đúng. Thứ hai là phải tiếp tục là là là nâng cao kỹ năng của người điều khiển phương tiện.
Muốn tuân thủ pháp luật, bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, đầu tư hệ thống giám sát phát hiện vi phạm tự động để phạt nguội, thì lực lượng chức năng phải tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm để răn đe giúp người tham gia giao thông tuân thủ các quy định pháp luật hơn.
Cùng với đó phải tiếp tục thay đổi phương thức đào tạo, sát hạch để nâng cao kỹ năng cho người điều khiển phương tiện.
Ở nhiều quốc gia đều có yêu cầu riêng đối với lái xe kinh doanh vận tải. Ví dụ như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, sau khi có giấy phép lái xe được cấp, nhưng nếu muốn lái xe kinh doanh vận tải, người lái xe phải trải qua cuộc sát hạch riêng khắt khe hơn, chi tiết hơn so với lái xe cá nhân. Hay nói cách khác là phải có thêm chứng chỉ lái xe kinh doanh vận tải thì mới được lái xe kinh vận tải vì liên quan sinh mạng của hành khách. Chính vì vậy, có lẽ chúng ta sẽ phải phải nghiên cứu, bổ sung quy định này.
Liên quan đến giám sát phát hiện vi phạm, hiện nay Nghị định 10 của Chính phủ (trước đây là Nghị 86) quy định về hệ thống thiết bị giám sát hành trình, hệ thống camera giám sát, Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Đường bộ xây dựng Đề án và hiện nay đang triển khai. Hy vọng thời gian tới hệ thống phần mềm được nâng cấp sẽ tự động giám sát, phát hiện và cảnh báo đến người lái xe, cảnh báo đến chủ xe về những cái nguy cơ tai nạn, về những hành vi vi phạm cũng như gửi dữ liệu cho lực lượng chức năng để xử lý.
Tuy nhiên, dù hạ tầng giao thông có được nâng cấp, mở rộng bao nhiêu mà ý thức, kỹ năng điều khiển phương tiện của người tham gia giao thông không được nâng cao thì không thể ngăn cản được TNGT xảy ra.
Bình luận (0)