xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làng nghề tận dụng chuyển đổi số

Bài và ảnh: VÂN DU

Không chỉ chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng KHCN trong sản xuất, chế biến, nhiều cơ sở còn tận dụng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử bán hàng

Mấy ngày qua, để đủ hàng hóa cung ứng ra thị trường dịp cuối năm, các cơ sở sản xuất đặc sản phục Tết ở miền Tây luôn sáng đèn, nhân công làm việc hết năng suất.

Nâng cao sản lượng lẫn chất lượng

Trời chưa sáng, hàng chục nhân công đã đến Hợp tác xã (HTX) Tân Phát Lợi (xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) để bắt đầu ngày làm việc mới. Mỗi người một công đoạn, từ rửa tôm, đem hấp, mang phơi đến đưa vào máy đập, máy lau để loại bỏ phần vỏ rồi đóng gói, chuyển sang khu bảo quản.

Ông Bùi Văn Chương, Giám đốc HTX Tân Phát Lợi, cho biết quy trình tạo ra tôm khô chất lượng cung ứng cho người tiêu dùng được thực hiện hoàn toàn khép kín để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Giá bán tôm khô hiện dao động 1,2 - 1,6 triệu đồng/kg; còn các loại bánh phồng tôm, cua, hàu… 220.000 - 280.000 đồng/kg.

"Thay vì luộc, chúng tôi chọn cách hấp để giữ được độ ngọt cho tôm khô thành phẩm. Những năm qua, cơ sở không ngừng mua sắm trang thiết bị hiện đại, đẩy mạnh chuyển đổi số để sản xuất hàng hóa và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhờ đầu tư máy móc hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến nên HTX sản xuất được sản phẩm số lượng lớn chỉ trong thời gian ngắn để kịp phục vụ thị trường Tết" - ông Chương nhận xét.

Dự kiến dịp Tết Ất Tỵ này, HTX Tân Phát Lợi sẽ cung ứng ra thị trường khoảng 1 tấn tôm khô thành phẩm và hơn 5 tấn bánh phồng các loại. Bà Trần Huỳnh Mai, nhân công HTX Tân Phát Lợi, cho biết: "Nhu cầu thị trường Tết rất lớn, tôi và các bạn nghề phải làm việc từ sáng sớm và tăng ca đến tận 22 giờ. Nhờ các làng nghề hoạt động tất bật, luôn sáng đèn dịp Tết mà người lao động có thêm nguồn thu nhập 5 - 6 triệu đồng/tháng".

Tại thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu vào dịp cuối năm, những cơ sở sản xuất khô các loại luôn trong không khí nhộn nhịp chuẩn bị hàng hóa phục vụ thị trường Tết. Năm nay, Tết Nguyên đán có vẻ đến sớm hơn - do chỉ sau Tết dương lịch khoảng 1 tháng - nên các cơ sở phải tăng cường sản xuất để kịp cung ứng sản phẩm cho thị trường.

Theo một lãnh đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đông Hải, nghề làm khô ở Gành Hào và miền Tây nói chung đã hình thành hàng chục năm nay. Nét mới những năm gần đây là nhiều làng nghề ngày càng chú trọng đầu tư máy móc, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến; nâng cao cả sản lượng và chất lượng sản phẩm.

Làng nghề tận dụng chuyển đổi số- Ảnh 1.

Một cơ sở làng nghề tại ĐBSCL livestream bán hàng qua mạng xã hội

Cơ hội quảng bá sản phẩm, thương hiệu

Sau khi Cà Mau kết thúc đề án đưa trí thức trẻ về công tác ở xã, phường, thị trấn, anh Nguyễn Văn Miên (xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi) cùng vợ là chị Trần Thị Xa rơi vào cảnh thất nghiệp, phải tìm kế mưu sinh.

Năm 2020, nhận thấy nguồn sản vật tự nhiên ở địa phương rất nhiều, vợ chồng anh Miên quyết định khởi nghiệp từ việc thành lập HTX Ba khía Đầm Dơi. Thời gian đầu, do chưa được nhiều người biết đến nên sản phẩm bán ra thị trường rất khiêm tốn.

Sau đó, vợ chồng anh Miên tận dụng nền tảng mạng xã hội Facebook, TikTok để livestream bán hàng. Từ đó, sản phẩm ba khía của HTX ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến và đón nhận.

"Nhờ livestream trên mạng xã hội, doanh số bán hàng của HTX tăng 30 - 40 lần so với trước đây. Mỗi tháng, HTX bán ra thị trường hàng tấn ba khía, mang lại nguồn lợi nhuận khá" - anh Miên hào hứng.

Theo chị Xa, bán hàng theo cách truyền thống rất khó được khách hàng biết đến, song chỉ một phiên livestream đã có hơn 30.000 lượt người tiếp cận. "Bán hàng trên mạng xã hội hay sàn giao dịch online giúp HTX tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí. Dịp Tết này, dự kiến sản phẩm của HTX bán ra thị trường sẽ tăng 3 - 4 lần so với ngày thường" - chị tự tin.

Đến nay, HTX Ba khía Đầm Dơi đã có nhiều sản phẩm đạt chuẩn OCOP (chương trình "Mỗi xã 1 sản phẩm") 4 sao như: ba khía muối, ba khía trộn sẵn, riêu ba khía, mắm tôm chua ngọt. Nhiều sản phẩm khác của HTX đang được xem xét công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Vợ chồng anh Miên chỉ là trường hợp điển hình trong đông đảo cơ sở làng nghề ở ĐBSCL tận dụng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử để bán hàng. Nhờ đó, không chỉ doanh số bán hàng cải thiện rõ rệt mà sản phẩm, thương hiệu của cơ sở cũng được quảng bá rộng rãi. 

Làng nghề tận dụng chuyển đổi số- Ảnh 2.

Tôm khô Cà Mau được nhiều người tiêu dùng chọn mua dịp Tết

Doanh số bán hàng tăng cao

Ông Đặng Minh Khởi, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, cho biết để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, địa phương đã có kế hoạch tăng cường tuyên truyền, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại các làng nghề, cơ sở sản xuất trước, trong và sau Tết.

Thời gian qua, nhiều cơ sở đã áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, chế biến nên tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, hạn chế vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm. "Nhiều cơ sở đã tận dụng nền tảng mạng xã hội, sàn giao dịch điện tử để bán hàng nên doanh số ngày càng tăng cao" - ông Khởi nhìn nhận.

Làng nghề tận dụng chuyển đổi số- Ảnh 3.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo