Đây là chủ đề của chương trình talkshow chứng khoán do Báo Người Lao Động tổ chức vào lúc 10 giờ sáng mai, ngày 6-8.
Thị trường chứng khoán đã chuỗi giảm điểm 4 tuần liên tiếp sau khi rời khỏi vùng 1.300 điểm. Đáng chú ý, VN-Index mất chưa tới 100 điểm nhưng một loạt cổ phiếu đã giảm mạnh từ 20-30, thậm chí 40-50% gây lo lắng cho nhà đầu tư.
Ngay phiên giao dịch đầu tuần ngày 5-8, VN-Index mất gần 50 điểm, lùi sâu về 1.188 điểm. Trong 24 năm kể từ khi chính thức hoạt động đến nay, thị trường chứng khoán đã rất nhiều lần chạm mốc 1.200 điểm nhưng không thể tiến xa hơn. Đến nay, mốc này vẫn "đeo bám" nhà đầu tư.
Từ 2 cổ phiếu niêm yết đầu tiên lên sàn vào năm 2000, đến nay thị trường có hơn 700 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên HoSE và HNX, cùng hơn 800 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM.
Tổng giá trị vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM lên đến 6,9 triệu tỉ đồng (khoảng 270 tỉ USD), tương đương 67% GDP năm 2023. Trong đó, có đến hàng chục doanh nghiệp vốn hóa tỉ USD…
Nếu so về quy mô giao dịch, giá trị giao dịch, số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết trên sàn, trong nhiều năm qua đã có những sự bứt phá nhưng riêng điểm số của VN-Index lại là "nỗi buồn" của nhà đầu tư.
Một trong những điểm yếu của thị trường chính là nhà đầu tư cá nhân chiếm tỉ lệ quá lớn trong khi nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức chiếm tỉ lệ thấp, khiến thị trường dễ bất ổn, tăng mạnh - giảm sâu, thiếu tính ổn định như các thị trường khác.
Lúc này, cùng với những giải pháp giúp thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch, sớm nâng hạng lên thị trường mới nổi, cần giải pháp nào để thu hút và phát triển nhà đầu tư tổ chức để chứng khoán Việt Nam bền vững hơn?
Talkshow của Báo Người Lao Động chủ đề "Vì sao chứng khoán mãi loay hoay vùng 1.200 điểm?" sẽ cùng chia sẻ với các chuyên gia, công ty chứng khoán
Bình luận (0)