icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nam giới chưa được chế độ nuôi con nhỏ

(NLĐO)- Tôi là lao động đang nuôi con nhỏ. Tôi muốn hỏi các chế độ pháp luật quy định người lao động được hưởng khi nuôi con nhỏ được quy định ở văn bản pháp luật nào để tham khảo và biết quyền lợi của mình. (Bùi Xuân - buixuandh@gmail.com)

img
Lao động nam đang nuôi con nhỏ không được đề cập trong Bộ luật lao động hiện hành. Ảnh minh họa

Luật sư Nguyễn Văn Hậu trả lời:


Ngoài các quyền lợi được hưởng đối với lao động nữ (được quy định tại Chương X, từ Điều 109 đến Điều 118 Bộ luật lao động), lao động nữ có con nhỏ còn được hưởng các quyền lợi sau: Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa. Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hưởng đủ lương.

Ở những nơi sử dụng nhiều lao động nữ, người sử dụng lao động có trách nhiệm giúp đỡ tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc hỗ trợ một phần chi phí cho lao động nữ có con ở lứa tuổi gửi trẻ, mẫu giáo. Ngoài ra, lao động nữ còn được nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi ốm đau và được hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp người khác thay người mẹ chăm sóc con ốm đau thì người mẹ vẫn được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Hiện tại, lao động nam đang nuôi con nhỏ không được đề cập trong Bộ luật lao động hiện hành mà chỉ được quy định về chế độ được hưởng khi con ốm đau tại Điều 24 Luật bảo hiểm xã hội.

Theo đó, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là hai mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định vừa nêu. Mức hưởng chế độ ốm đau bạn có thể tham khảo tại Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội.

Bạn đọc có thể gửi câu hỏi thắc mắc về pháp luật lao động theo địa chỉ: Chuyên mục “Tư vấn pháp luật lao động”, 14 Cách Mạng Tháng Tám Q.1 TPHCM hoặc e-mail: phapluatlaodong@nld.com.vn, congdoan@nld.com.vn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo