Theo Dự thảo Luật Nhà giáo, lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề cùng các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.
Song hiện nay, tiền lương nhà giáo đang được chi trả theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Theo đó, nhà giáo là viên chức được áp dụng bảng lương 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ chung đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, được hưởng mức lương khởi điểm tương ứng với quy định về trình độ đào tạo (loại B đối với trình độ cao đẳng, loại A đối với từ trình độ đại học trở lên).
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng lương của nhà giáo "được ưu tiên xếp cao nhất" trong Nghị quyết 29 sau hơn 10 năm vẫn chỉ dừng ở mức độ là tuyên ngôn, chưa thể đi vào đời sống khi Chính phủ không quy định bảng lương riêng đối với nhà giáo.
Đáng chú ý, chênh lệch giữa hệ số lương khởi điểm của bảng lương trong một số trường hợp còn quá thấp, chẳng hạn như chênh lệch giữa loại B (2,10) và A1 (2,34); giữa loại A2.2 (4,0) với A2.1 (4,4). Do vậy, khi giáo viên được thăng hạng gần như không được hưởng lợi về lương, không nhận thấy được hưởng chế độ cao hơn khi đạt năng lực, trình độ cao hơn.
Mức lương nhà giáo, đặc biệt là giáo viên mầm non, phổ thông hiện nay đang thấp hơn so với mức lương của cán bộ, công chức ngành khác (lực lượng vũ trang, ngân hàng, khối đảng đoàn thể trong điều kiện làm việc tương đồng).
Mức phụ cấp ưu đãi của giáo viên cũng thấp hơn viên chức một số ngành nghề khác và đặc biệt là viên chức khối đoàn thể trên cùng địa bàn.
Theo thống kê, lương và phụ cấp ưu đãi nghề của nhà giáo chưa tương xứng với hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo; chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về an sinh xã hội, cũng chưa đủ để bảo đảm mức sống cho giáo viên, nhất là những giáo viên trẻ và sống ở khu vực đồng bằng, thành phố.
Dưới đây là bảng lương giáo viên từ 1-7-2024:
Bình luận (0)