xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đâu rồi, bóng cây kơ nia!

Bài và ảnh: Hoàng Thanh

Cây kơ nia - loài cây hồn cốt của người dân Tây Nguyên một thời dần biến mất khỏi những buôn làng vùng cao

Cây kơ nia là loài thực vật thân gỗ lớn, cao thẳng và có bộ rễ sâu, khỏe, có sức sống mạnh mẽ nên rất ít khi ngã đổ bởi gió bão. Với người dân Tây Nguyên, loài cây này gắn liền với cuộc sống của biết bao thế hệ. Vì vậy mà cây kơ nia được ví như hồn cốt, tính cách của người Tây Nguyên. Những người đàn ông mạnh mẽ, khí chất của vùng đất này thường được ví như những bóng cây kơ nia sừng sững, che chở cho buôn làng.

Đâu rồi, bóng cây kơ nia! - Ảnh 1.

Cây kơ nia hiếm hoi còn sót lại ở huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai

Ngày trước, gần như buôn làng nào ở Tây Nguyên cũng có cây kơ nia ở đầu làng, bên nhà rông. Các buôn làng tổ chức lễ hội dưới gốc cây, trẻ con chiều chiều ra đùa giỡn dưới bóng cây kơ nia. Người đi xa cũng nhớ về bóng cây kơ nia như nhớ về quê hương mình.

Anh Ksor Đíu (làng Ya, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai) kể rằng cây kơ nia của làng đã gắn liền với tuổi thơ bao người. Mỗi lần đi chăn bò anh đều tìm đến cây kơ nia ngồi nghỉ mát. Mùa cây rụng quả thì trẻ con trong làng tìm đến gốc cây nhặt hạt kơ nia ăn, bùi bùi, béo béo, đỡ đói. Cứ thế, cây kơ nia này đã chứng kiến bao người con làng Ya trưởng thành. "Cây kơ nia cũng chứng kiến bao chuyện vui buồn, dỗi hờn, đến hạnh phúc khi vợ chồng tôi đến với nhau" - anh Đíu cười kể lại.

Không chỉ trong cuộc sống, cây kơ nia còn là hình tượng để rất nhiều nhà thơ, họa sĩ lấy làm chủ đề để sáng tác. Trong đó, bài thơ "Bóng cây kơ nia", của nhà thơ Ngọc Anh đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc, là ca khúc lừng danh cả nước. "Buổi sáng em lên rẫy/ Thấy bóng cây kơ nia/ Bóng ngả che ngực em/ Về nhớ anh không ngủ/ Buổi chiều mẹ lên rẫy/ Thấy bóng cây kơ nia/ Bóng tròn che lưng mẹ/ Về nhớ anh mẹ khóc...

Cây kơ nia gắn liền với người đồng bào Tây Nguyên, chứng kiến bao sự thăng trầm trên vùng đất đầy nắng gió này. Tuy nhiên, trải qua thời gian, sự phát triển của các khu dân cư, để lấy đất dựng nhà, cây kơ nia dần bị hạ, dần vắng bóng trong tâm trí lớp trẻ. Họa hoằn lắm, mới thấy một buôn làng giữ được cây kơ nia cổ thụ như trong khuôn viên đình An Mỹ (xã Phú An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) có 2 cây kơ nia cổ thụ hơn 200 năm tuổi, kơ nia cổ thụ ở phía sau nhà văn hóa trung tâm TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Nhắc đến cây kơ nia, nhiều già làng ở Tây Nguyên giờ đây vẫn không khỏi nuối tiếc. Thuở trước, họ chỉ cần nhìn sang hướng mặt trời mọc, ngó sang hướng mặt trời lặn, nhìn quanh đã thấy bóng kơ nia. Giờ, nó chỉ còn nhiều trong... ký ức. 

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Đâu rồi, bóng cây kơ nia! - Ảnh 2.
Đâu rồi, bóng cây kơ nia! - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo