xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗ lực hỗ trợ ngư dân bám biển

KỲ NAM - HỢP PHỐ

Cần có cơ chế để mặt hàng hải sản tiếp cận tốt hơn với thị trường TP HCM trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Hiện các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đang vào vụ cá Nam nhưng việc tiêu thụ gặp khó do dịch Covid-19 và một số cảng cá lớn đang bị phong tỏa. Các cơ sở thu mua đang nỗ lực tìm đầu ra cho hải sản, giúp ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển.

Kiên cường bám biển

Ngày 28-7, Ban Quản lý cảng Hòn Rớ - chợ cá Nam Trung Bộ (xã Phước Đồng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) cho biết hiện cảng này vẫn đang phong tỏa khi TP Nha Trang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Để giải quyết việc thu mua cá cho ngư dân, Chi cục Thủy sản đã bố trí nhân lực hỗ trợ tại cảng Đá Bạc (TP Cam Ranh).

Nỗ lực hỗ trợ ngư dân bám biển - Ảnh 1.

Cảng Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) vẫn nhộn nhịp tàu vào bán cá .Ảnh: HỢP PHỐ

Theo ông Mai Thành Phúc - Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá Phước Đồng, TP Nha Trang - diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã khiến ngư dân gặp khó khăn. Dù đang vụ cá Nam nhưng số tàu ra khơi không nhiều để bảo đảm công tác phòng chống dịch. Cảng Hòn Rớ - chợ cá Nam Trung Bộ đóng cửa khiến việc buôn bán cá tại đây "đóng băng". "Tình hình hiện nay khó khăn. Rất cần sự hỗ trợ từ trên bờ" - ông Phúc nói.

Qua điện đàm, anh Trần Khắc Thạch, chủ tàu KH 95797 từ ngoài khơi ngư trường Trường Sa, cho biết tàu ra khơi từ trước khi phong tỏa cảng Hòn Rớ nên anh phải cố gắng bám biển thêm 1 tháng vì nếu về đúng tiến độ sẽ khó khăn trong việc tiêu thụ cá do việc nhập hàng đang rất chậm, ngư dân phải cách ly dài ngày. Do đó, lựa chọn tốt nhất là gồng mình kéo dài thời gian bám biển để kiếm đủ lượng cá, đến khi nhập hàng có thể nghỉ dài ngày ở địa phương.

Tại tỉnh Bình Thuận, những ngày này tàu thuyền của ngư dân liên tục cập cảng Phan Thiết để bán hải sản, chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm cho những chuyến biển tiếp theo. Hiện sản lượng khai thác được tăng khoảng 20% so cùng kỳ năm ngoái. Ngư dân Trương Văn Toàn, hành nghề vây rút chì, cho biết 2 tháng qua tàu của ông xuất bến được 2 chuyến, thời tiết đầu vụ Nam khá ổn, sản lượng đạt khá, tuy nhiên giá bán cá cho các chủ vựa hiện có giảm đôi chút.

Xúc tiến nhiều kênh tiêu thụ

Ông Võ Khắc Én, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, cho biết để giúp ngư dân và doanh nghiệp nhập hải sản, giải pháp là đưa về cảng Đá Bạc. Do đang vào vụ cá nên số tàu vào cảng những ngày qua rất đông. Do cảng này chỉ đáp ứng cho khoảng 10 tàu mỗi lần nhập cảng nên chi cục đã chỉ đạo lực lượng cán bộ không nằm trong trường hợp F1, F2 của Hòn Rớ chi viện cho cảng Đá Bạc để hỗ trợ ngư dân làm thủ tục truy xuất nguồn gốc thủy sản, sắp xếp hợp lý để đẩy nhanh việc bốc dỡ cá trên mỗi tàu. "Việc nhập cá ở Cam Ranh về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của ngư dân" - ông Én nói.

Ông Lê Văn Thiên, Trưởng Ban Quản lý cảng cá Đá Bạc, cho biết khi tàu cập cảng sẽ có lực lượng biên phòng chốt giữ ngoài luồng lạch, kiểm tra tàu trước khi cập cảng. Khi cập cảng, các ngư dân và các phương tiện hậu cần, xe tải... hoạt động trong cảng cá đều được kiểm tra, thực hiện nghiêm 5K. "Việc truy xuất nguồn gốc cũng sẽ bảo đảm cho ngư dân. Ngư dân có thể yên tâm khi cập cảng Đá Bạc để tiêu thụ sản phẩm" - ông Thiên cho biết.

Là một trong những cơ sở thu mua hải sản lớn nhất tại TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), từ sau khi TP HCM thực hiện Chỉ thị 16, việc xuất hàng của Công ty TNHH Bích Thanh vào TP HCM gặp trở ngại nên công ty đã tìm hướng khác để tiếp tục thu mua hải sản cho ngư dân. "Hiện chúng tôi đang tìm kênh liên kết tiêu thụ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với khoảng 20% lượng hải sản thu mua. Ngoài ra, công ty cũng gửi hàng bán tại các chợ, công ty xuất khẩu hải sản tại Bình Thuận. Chúng tôi vẫn đang cố gắng duy trì việc thu mua hải sản cho ngư dân. Các kho lạnh chứa hàng đang được mở, đồng thời xúc tiến nhiều kênh tiêu thụ. Việc thu mua không thể dừng vì ảnh hưởng lớn đến ngư dân, nhất là các bạn hàng của mình. Bên cạnh đó, việc thu mua cũng là để duy trì sản xuất cho công nhân" - ông Đỗ Văn Thanh, Giám đốc Công ty Bích Thanh, nói.

Ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận, cho biết theo đề xuất của các doanh nghiệp thu mua hải sản tại Bình Thuận, cần có cơ chế để mặt hàng hải sản tiếp cận tốt hơn với thị trường TP HCM trong bối cảnh dịch hiện nay. Trong đó, có ý kiến đề xuất việc phân luồng nhập hàng về TP sao cho vừa bảo đảm nguyên tắc an toàn vừa không bị đứt quãng. 

Xuất khẩu cá ngừ vẫn ổn định

Theo Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam, những tháng đầu năm 2021, việc xuất khẩu cá ngừ Việt Nam ổn định nên giá cá ngừ đại dương có xu hướng tăng. Việt Nam có 17 doanh nghiệp với 24 nhà máy chuyên chế biến, xuất khẩu cá ngừ đại dương, tập trung nhiều nhất tại Khánh Hòa (17 nhà máy), còn lại ở Bình Định và Phú Yên. Ông Nguyễn Văn Dự, thành viên Ban Giám đốc Công ty TNHH Hải Vương, cho biết: "Nhu cầu nhập sản phẩm cá ngừ khá lớn. Chúng tôi đang hết sức tạo điều kiện để nhập cá từ các tỉnh Bình Định đến Khánh Hòa nhằm hỗ trợ các vựa và giúp ngư dân có thể yên tâm về đầu ra".

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Nỗ lực hỗ trợ ngư dân bám biển - Ảnh 3.
Nỗ lực hỗ trợ ngư dân bám biển - Ảnh 4.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo