xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tái diễn nạn khai thác hủy diệt hải sản

Kỳ Nam - Hợp Phố

Thời gian gần đây các loại tàu giã cào, dùng thuốc nổ khai thác hải sản mang tính hủy diệt hoạt động trở lại ở một số vùng biển Nam Trung Bộ, làm dấy lên lo ngại nguồn lợi hải sản ven bờ vốn cạn kiệt sẽ cạn kiệt thêm

Trên đầm Nha Phu, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, các tàu giã cào thường dùng mắt lưới nhỏ, kéo điện rê lưới tận đáy để vơ vét thủy sản từ nhỏ đến lớn. Các tàu này thường đi vào ban đêm để lẩn tránh cơ quan chức năng.

Cày nát đầm, vịnh

Những người dân sống ở đây cho biết tàu giã cào nhủi phía trước trang bị cặp càng lắp lưới mắt nhỏ để xúc tôm, cá thường xuyên hoạt động. Thậm chí, nhiều chủ tàu giã cào nhủi còn gắn thêm thiết bị kích điện phía trước cặp càng này để tận thu nhưng đã hủy diệt nhanh các loài thủy sản. Giã cào bay là tàu có công suất lớn, tốc độ cao gắn lưới lớn dùng tốc độ để tận thu các loài hải sản, nếu đi gần bờ không chỉ gây nguy cơ tai nạn mà còn phá ngư cụ, tận diệt các nguồn lợi thủy sản.

Tái diễn nạn khai thác hủy diệt hải sản - Ảnh 1.
Tái diễn nạn khai thác hủy diệt hải sản - Ảnh 2.

Giã cào sò cày nát đáy biển gây ô nhiễm môi trường, hủy diệt hệ sinh thái biển.Ảnh: KỲ NAM

Ngư dân Nguyễn Chí Lem sống ở đây cho biết người nuôi tôm rất sợ giã cào sò có gắn thiết bị bằng inox khá nặng, nhìn như chiếc rọ, dài khoảng 2 m với hàng chục lưỡi cào dài 30 cm. Khi cào, những lưỡi này cắm sâu xuống đáy biển móc sò, còng, cua… đẩy vào miệng rọ. Vì vậy, mỗi khi tàu cào sò đi qua, cả vùng biển bị khuấy nước đục ngầu, không chỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn hủy diệt các loài thủy sinh và tôm, cá nhỏ.

Trong khi đó, UBND thị xã Ninh Hòa cho biết đầm Nha Phu thuộc địa bàn xã Ninh Ích, chính quyền cùng với đại diện Trạm Thủy sản Ninh Hòa và đại diện Đồn Biên phòng Vĩnh Lương đã thống nhất xây dựng kế hoạch phối hợp, điều động lực lượng, thành lập tổ trực chốt và thực hiện tuần tra trên biển 24/24 giờ để tuyên truyền, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng hành nghề cào sò trên đầm. Thời gian qua, tổ công tác đã phát hiện tàu cá KH05530TS có chiều dài hơn 12 m khai thác thủy sản tại vùng ven bờ và người điều khiển phương tiện tàu cá không có văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng theo quy định và đã xử phạt 25 triệu đồng. Trên vùng biển Ninh Hòa, cơ quan chức năng đã xử phạt 7 trường hợp vi phạm, tạm giữ 4 lồng cào sò, tịch thu 3 công cụ kích điện.

Tại vùng biển Vạn Ninh, qua tuần tra, lực lượng chức năng của huyện cũng đã phát hiện, xử lý vi phạm hành chính đối với 11 trường hợp khai thác thủy sản trái phép, xử phạt số tiền gần 40 triệu đồng; tịch thu 6 bộ kích điện và tạm giữ 14 lồng cào sò.

Sợ nhất giã cào, chất nổ

Tại tỉnh Bình Thuận, ông Phạm Văn Đính - chủ thuyền vừa cập bến bãi trước Mũi Né, TP Phan Thiết - không hài lòng với thành quả chuyến biển 3 ngày 2 đêm. "Những ghe đánh bắt cá cơm từ các tỉnh về vẫn thường lén lút dùng chất nổ để khai thác. Cứ nhìn con cá đỏ mắt, bụng bể là biết ngay. Chất nổ mà họ dùng để đánh như vậy thì thử hỏi nguồn lợi nào mà còn để duy trì và khai thác" - ông Đính bức xúc.

Hiện tại, 2 hình thức khai thác khiến ngư dân e ngại nhất là sử dụng chất nổ và các tàu thuyền hành nghề giã cào bay. Tại phường Mũi Né, các ngư dân địa phương cho biết mỗi khi vụ mùa chuyển Nam thì tiếng chất nổ chan chát vẫn xuất hiện rải rác quanh vùng biển bãi sau. Bên cạnh đó là các cặp tàu giã cào từ nhiều nơi khác kéo đến khai thác.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận, áp lực khai thác lên vùng biển ven bờ quá lớn, trong đó có các loại hình khai thác trái phép khiến một số hệ sinh thái vùng biển ven bờ bị tàn phá, nhiều loài thủy sản bị giảm mạnh về số lượng và thành phần loài. Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản tuyến bờ, tỉnh Bình Thuận đang tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm. Các chính sách cụ thể đã và đang được thực thi như: cấm khai thác có thời hạn một số loài hải sản đặc sản, bảo vệ rùa biển, quản lý và điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác… góp phần quan trọng tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản. "Trong đó, chủ trương không cho cấp mới tàu thuyền giã cào, sang tên phải chuyển nghề cũng sẽ góp phần giảm các phương tiện này" - ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận, cho biết.

Hiện tại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận đang xây dựng đề án "Quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản vùng biển tỉnh Bình Thuận đến năm 2025", với nhiều chương trình quản lý, bảo vệ, khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ. 

Liều lĩnh chống đối

9 tháng đầu năm 2022, các lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa đã phát hiện, xử phạt 64 trường hợp với tổng số tiền 655 triệu đồng; tạm giữ 16 lồng cào sò, 4 súng điện, tịch thu 18 công cụ kích điện.

Ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, cho biết hiện nay Chi cục Thủy sản đã bố trí tuần tra tại huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa, TP Nha Trang mỗi địa phương 1 tàu và 1 canô; TP Cam Ranh và huyện Cam Lâm 1 tàu công suất 400 CV, 1 canô công suất 85 CV. Tuy nhiên, phạm vi quản lý địa bàn rộng, trải dài từ mũi Đại Lãnh (Vạn Ninh) đến mũi Hòn Chút (Cam Ranh) hơn 300 km. Do đó, các đối tượng đánh bắt vì lợi ích trước mắt vẫn lén lút vi phạm, thường xuyên cử người theo dõi lực lượng chức năng để né tránh, khi bị phát hiện thì liều lĩnh chống đối, tiềm ẩn mối nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của cán bộ khi thực thi công vụ.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Tái diễn nạn khai thác hủy diệt hải sản - Ảnh 4.
Tái diễn nạn khai thác hủy diệt hải sản - Ảnh 5.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo