Nghe điện thoại ở cây xăng gây cháy nổ?
Sự thật là điện thoại di động bình thường sẽ không thể gây cháy nổ được, dù bạn đang ở trong 1 cây xăng. Xăng là 1 chất bay hơi rất mạnh khi tiếp xúc với điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường.
Nhưng kể cả trong điều kiện xung quanh nhiều hơi xăng, sóng điện từ phát ra từ điện thoại di động không đủ mạnh để kích nổ nó. Tuy nhiên 1 điếu thuốc hút dở thì lại dễ dàng gây cháy. Vì thế, xin hãy nhớ rằng: Không hút thuốc ở nơi đổ xăng.
2. Điện thoại di động + máy bay = máy bay rơi?
Tin đồn này xuất phát từ việc hành khách trên máy bay được yêu cầu tắt điện thoại trong chuyến bay. Người ta giải thích rằng điện thoại di động có thể gây nhiễu cho hệ thống la bàn cũng như định vị, khiến máy bay lạc hướng và bị rơi.
Sự thật là sóng điện từ phát ra trên điện thoại di động rất yếu và hầu như không thể nào khiến hệ thống điện tử trên máy bay hoạt động sai lệch. Nếu thực sự chỉ cần 1 cú điện thoại mà làm rơi được máy bay, thì có lẽ tương lai của chủ nghĩa khủng bố sẽ trở nên rất sáng sủa và điện thoại di động sẽ bị cấm tiệt trên máy bay. (hiện giờ hành khách vẫn được mang điện thoại lên máy bay, dù được yêu cầu tắt máy trong chuyến bay).
Ở Việt Nam, gọi điện thoại trên máy bay có thể bị phạt đến 1 triệu đồng.
Dù rằng điện thoại không làm rơi máy bay, hãy ngoan ngoãn nghe theo sự hướng dẫn của phi hành đoàn nếu bạn không muốn gặp rắc rối với cơ quan an ninh sân bay.
3. Nghe điện thoại di động khi trời có sấm chớp sẽ khiến bạn dễ bị... sét đánh?
Thế nhưng khi điện thoại di động ra đời, dù rằng cơ chế hoạt động của 2 loại điện thoại này khác hẳn nhau, nhưng lời đồn đại trên vẫn rất phổ biến. Bạn có thể yên tâm rằng sử dụng điện thoại di động khi sấm chớp sẽ không làm bạn trở thành 1 chiếc "cột thu lôi biết đi".
Mặt lưng của 1 chiếc điện thoại đã nổ pin.
Chiếc Droid 2 "nóng tính" và khổ chủ.
Thậm chí không vụ việc này không chỉ xảy ra với các điện thoại rẻ tiền mà cả các smartphone đắt tiền cũng bị ảnh hưởng: mới năm ngoái, 1 thanh niên ở Mỹ đã cáo buộc Motorola rằng chiếc Droid 2 đã phát nổ ngay khi anh này đang nghe điện thoại và khiến anh ta bị thương ở tai.
Bộ phận thường hay phát nổ nhất là pin. Và lý do dẫn tới phát nổ nhiều nhất là nhiệt độ. Vì thế hãy tránh để điện thoại của bạn quá gần... bếp lò và các nguồn nhiệt khác. Đồng thời ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, hãy hết sức tránh việc phơi điện thoại dưới ánh nắng quá lâu.
Ở các nước nhiệt đới nắng gắt như Việt Nam, để điện thoại trên mặt táp lô là điều không nên làm vì chúng sẽ dễ bị nóng lên rất nhanh.
Nhiệt độ của điện thoại có thể vượt quá 50-60*C nếu bị phơi dưới nắng và các hóa chất trong pin sẽ dễ bị mất ổn định ở nhiệt độ cao dẫn đến cháy nổ. Chẳng hạn như bạn hãy tránh để điện thoại trên mặt táp lô khi đi xe ô tô, ánh nắng mặt trời chiếu qua kính trước sẽ dễ dàng làm điện thoại của bạn nóng lên.
5. Sử dụng điện thoại di động khiến đầu óc... ngu đi
Mặc dù điện thoại di động không làm bạn "ngu" đi, nhưng say mê với chú dế yêu quá độ chắc chắn sẽ khiến điểm số của bạn tụt dốc. Đó chính là lý do vì sao điện thoại di động bị cấm trong các trường phổ thông. Hãy tìm cách phân phối thời gian học tập và giải trí hợp lý với chiếc điện thoại của mình để tránh những tác dụng tiêu cực của điện thoại di động.
6. Điện thoại di động gây ung thư
Trong thời kì đầu của ngành công nghiệp di động, người ta sợ rằng sử dụng điện thoại di động quá nhiều thì sóng điện từ của điện thoại di động sẽ ảnh hưởng đến cơ thể con người và gây ung thư hoặc các bệnh khác như tim mạch, đau đầu.
Một vài nghiên cứu y học trong thời kì này cũng bổ sung bằng chứng cho những lo ngại trên. Và thế là rất nhiều người nói lời tạm biệt với phát minh quan trọng nhất của thập kỷ 90.
Trong thời điểm hiện tại, dù vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý rằng việc sử dụng điện thoại di động ở mức trung bình (nghe gọi dưới 30 phút/ngày) sẽ không gây những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người sử dụng.
7. Điện thoại di động gây vô sinh ở nam giới
Cũng giống như thông tin về việc điện thoại di động gây ung thư, tin đồn về chuyện sóng di động có thể gây vô sinh đã dẫn đến sự ra đời của các loại bao đeo điện thoại gắn vào thắt lưng. Mục đích của loại bao đeo này là cố gắng đưa điện thoại di động ra càng xa "vùng nguy hiểm" càng tốt.
Có 2 câu trả lời cho tin đồn này:
+ Sóng điện từ của điện thoại không gây vô sinh với mức độ sử dụng trung bình
+ Nếu sóng điện thoại có gây vô sinh thật thì các bao đeo điện thoại vào thắt lưng cũng chẳng giúp tình hình sáng sủa được hơn là bao.
8. Sử dụng điện thoại di động khi đang sạc có thể khiến bạn bị điện giật
Điện thoại "Tàu" với chất lượng gia công kém và vỏ máy dùng nhiều kim loại ẩn chứa nguy cơ... điện giật. Có nhiều lời cảnh báo về vấn đề này được lan truyền trên mạng. Thực hư ra sao?
Các điện thoại "Tàu" đều có chất lượng gia công rất tệ và có thể bị hở điện ở 1 vị trí nào đó trên vỏ, sự cố này không chỉ xảy ra với các điện thoại mà cả những thiết bị điện tử khác. Thậm chí là cả chiếc iPod Touch của người viết cũng cho cảm giác tê tê khi cầm vào lúc đang cắm sạc.
Thế nhưng vấn đề này lại chẳng đáng lo vì hầu hết các bộ sạc trên điện thoại di động đều hạ điện thế của dòng điện xuống khoảng trên dưới 5V trước khi truyền vào thiết bị để sạc cho pin. Với điện thế này, kể cả người sử dụng có bị giật đi chăng nữa thì cũng không thể gây hậu quả nghiêm trọng, hiệu điện thế đó còn thua xa 1 cú giật từ... vợt muỗi điện. Tuy nhiên nếu phần hở điện tiếp xúc với những vùng da nhạy cảm như má, tai thì cảm giác tê hoặc nhói, rát cũng có thể xuất hiện.
Vì thế dù việc bị giật khi dùng điện thoại đang cắm sạc không quá nguy hiểm, bạn vẫn nên chờ điện thoại sạc xong rồi hãy sử dụng.
9. Người ta có thể theo dõi bạn qua điện thoại di động.
Theo dõi vị trí người khác bằng điện thoại di động có thể được dùng với mục đích tốt: Giúp các bậc cha mẹ quản lý tốt hơn con cái của mình.
Nghe như chuyện khoa học viễn tưởng như sự thực lại không hề xa xôi đến thế.
Vụ việc này cho thấy các cơ quan công lực hoàn toàn có khả năng và đủ công cụ để truy ra vị trí của 1 thuê bao di động nếu họ muốn và họ cần.
Vì thế xin hãy giữ việc làm của mình minh bạch, luôn có những con mắt sẵn sàng soi mói bạn. Mọi lúc, mọi nơi, ngay cả những khi bạn không ngờ tới nhất.
Nên dùng trả sau hay trả trước đây?
Đây có lẽ là 1 trong những tin đồn xấu nhất về dịch vụ điện thoại trả sau. Và thực ra tin đồn này cũng phần nào... có lý khi mà rất nhiều người sử dụng điện thoại di động khi chuyển từ gói cước trả trước sang gói cước trả sau than phiền rằng hóa đơn điện thoại của họ bị đội lên quá nhiều. Điều này đúng, nhất là với những ai chi tiêu dè xẻn trên chiếc điện thoại của mình.
Nếu bạn xác định rằng ngân sách dành cho điện thoại của bạn 1 tháng chỉ dưới mức 200.000 đồng có lẽ sử dụng dịch vụ trả trước là lựa chọn tối ưu. Thế nhưng nếu như ngân sách dành cho chú dế yêu của bạn từ 200.000 đồng/tháng trở lên và bạn thoại nhiều hơn nhắn tin có lẽ bạn nên xem xét chuyển sang thuê bao trả sau.
Bình luận (0)