Một câu hỏi thú vị dành cho những người yêu công nghệ đang sống trong một thế giới luôn phát triển không ngừng.
Thời gian gần đây Samsung đã tung ra thị trường một dòng điện thoại Wave mới sử dụng hệ điều hành Bada của chính mình. Mới ngày hôm qua, thông tin về việc nhà sản xuất điện thoại Đài Loan HTC cũng đang tính toán đến một hướng đi tương tự như đối thủ Samsung, và có vẻ như là sẽ mua lại nền tảng WebOS của HP. Trước đó, ngày 18/7, HP tuyên bố sẽ ngừng sản xuất các thiết bị chạy hệ điều hành WebOS, trong đó có máy tính bảng TouchPad và điện thoại HP Pre 3 chưa ra mắt.
Với “liên minh” mới, Google có thể sẽ khiến các hãng mới nhảy vào thị trường di động lo ngại nếu tính chuyện hợp tác. Tuy nhiên, Carolina Milanesi, Phó chủ tịch Gartner, khẳng định trên tờ PCWorld tháng 8 rằng: “Tất cả những đối tác sản xuất đã đầu tư nhiều vào Android thì họ sẽ không thể ngay lập tức vứt bỏ nó”.
Cuộc chạy đua “ngầm”
Samsung đã ra mắt điện thoại Bada đầu tiên vào năm 2010, trước rất lâu khi thương vụ Google-Motorola thực hiện. Phản hồi về Bada và những chiếc điện thoại Samsung Wave khá tốt, được nhiều người dùng lựa chọn. Và thông tin từ Samsung cho hay các dòng điện thoại Wave mới dự kiến sẽ tiếp tục ra mắt trong tháng này.
Bada OS là nền tảng mã nguồn mở, được đánh giá dễ sử dụng, nhanh. Và hiện Samsung đang sở hữu một gian hàng ứng dụng riêng dành cho Bada. Các tính năng của điện thoại Wave cũng rất đáng nể với màn hình Super AMOLED, quay video HD, sử dụng các bộ vi xử lý Hummingbird. Tuy nhiên, điều đáng nói là cho đến thời điểm này, điện thoại Bada chưa “đặt chân” đến nước Mỹ - thị trường quyết định trong các cuộc chạy đua của các ông lớn di động.
Trong khi đó, HTC tỏ ra chậm chân trong cuộc chạy đua trên thị trường hệ điều hành cho điện thoại di động (mobile OS). Tuy nhiên, trong một buổi họp báo mới đây tại Trung Quốc, chủ tịch HTC Cher Wang đã tiết lộ hãng đã có những cuộc đàm phán nội bộ để mua lại nền tảng WebOS. Bà Wang không tiết lộ chi tiết nhưng điều quan trọng nhất mà chúng ta thấy hiện nay là HTC đang chuẩn bị tâm thế để sở hữu hệ điều hành riêng của mình.
Nếu HTC hay bất kỳ hãng nào mua lại và làm hồi sinh WebOS thì rất có thể những fan trung thành của các thế hệ điện thoại Palm sẽ tìm về với “chủ cũ”. HP mua lại Palm từ năm 2010 với tham vọng đưa nền tảng này trở thành “chuẩn mực” trong các dòng điện thoại, máy tính bảng của hãng.
Mới đây, Samsung cũng đã “tăng lực” cho sức mạnh Bada bằng một loạt điện thoại Wave mới sử dụng phiên bản Bada 2.0. Nét nổi bật của phiên bản Bada mới nhất này là hỗ trợ chức năng đa nhiệm, tính năng NFC, chatON - dịch vụ chat nhóm trên nhiều hệ điều hành của Samsung.
Một dấu hiệu nữa cho thấy Samsung đang rất quyết tâm với Bada: không chỉ chuẩn bị tung ra thị trường điện thoại Wave 3 cao cấp với bộ vi xử lý tốc độ cao 1.4GHz; mà còn tung ra thêm 2 phiên bản “rút gọn” - Wave M và Wave Y, với giá bán rẻ hơn. Động thái này cho thấy Samsung đang muốn đưa các dòng diện thoại Bada đến với nhiều đối tượng khách hàng, không chỉ là những tín đồ của smartphone.
Người dùng hưởng lợi gì?
Cả Samsung và HTC đã bắt đầu hiểu được rằng tương lai của họ không chỉ phụ thuộc vào phần cứng. Các hãng di động sẽ phải tìm các hướng đi khác để tạo vị thế riêng của mình bằng những sự vượt trội riêng.
Điển hình như trường hợp của Samsung, rất có khả năng nhà sản xuất này đang tìm cách xây dựng hệ thống “đa nền tảng”, cho phép tích hợp giữa các thiết bị di động với nhiều thiết bị giải trí gia đình khác của hãng. Apple và Google đã khai thác thế mạnh của hãng trong thế giới di động để “xâm nhập” vào phòng khách của từng gia đình. Và, Bada có thể sẽ là cầu nối để Samsung tạo ra những mối liên kết đầu tiên giữa điện thoại và các hệ thống giải trí.
Có nên tồn tại nhiều hệ điều hành di động?
Bada và WebOS có thể giúp các hãng sở hữu nó thoát được rủi ro không có quyền kiểm soát với hệ điều hành Android. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra nữa là tồn tại nhiều hệ điều hành dành cho di động có phải là điều tốt với người tiêu dùng?
Cạnh tranh thường tạo ra những sản phẩm tốt khi “lên kệ”, tuy nhiên, cho đến khi một các sản phẩm cạnh tranh chưa bị “hạ bệ” thì quá trình “chiến đấu” vẫn để lại nhiều đau thương.
Và sự tràn làn về nền tảng, gian hàng ứng dụng và quá nhiều giao diện người dùng vô hình chung lại khiến người dùng cảm giác như đang rơi vào “ma trận”, không biết lựa chọn như thế nào.
Dù vậy, điều quan trọng hơn cả OS giành chiến thắng trong cuộc chạy đua là các nhà sản xuất cần phải sử dụng các công nghệ mới trong những sản phẩm mới của mình, như chuẩn HTML 5.
Bình luận (0)