xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Một danh thắng đang bị "băm" từng ngày

Bài và ảnh: HOÀNG PHÚC

Những ngọn núi đá vôi dọc sông Gianh hùng vĩ, thơ mộng - danh thắng của Quảng Bình được ví như "vịnh Hạ Long" trên cạn - đang bị tàn phá dữ dội bởi các hoạt động khai thác khoáng sản

Quảng Bình là vùng đất của những di sản thiên nhiên độc đáo, từ lâu đã được biết đến với những ngọn núi đá vôi hùng vĩ, xanh biếc trải dọc sông Gianh qua địa bàn huyện Tuyên Hóa. Tuy nhiên, vẻ đẹp thơ mộng ấy đang dần bị băm nát để phục vụ các dự án xây dựng, nhà máy xi măng..., để lại nỗi xót xa cho những ai từng chiêm ngưỡng.

Còn đâu cảnh "non xanh nước biếc"!

Trên Quốc lộ 12 qua khu vực chợ Cuồi, xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa bụi bay mịt mờ. Dọc tuyến đường, nhiều ngọn núi đá vôi sừng sững nay đã biến dạng bởi khai thác đá giữa bốn bề bụi đất, bụi đá cuồn cuộn tung lên trời. Tại đây, cảnh náo loạn lại diễn ra với đủ loại xe ben, xe tải hạng nặng chở đá hộc, các loại đá dăm và bột đá đang hối hả nối đuôi nhau chạy ra quốc lộ.

Một danh thắng đang bị "băm" từng ngày- Ảnh 1.

Những ngọn núi đá vôi ven sông Gianh giờ đây nham nhở, loang lổ...

Trong đó, ngọn núi Lèn Bảng biểu tượng trứ danh, được ghi vào sử sách của vùng đất Tuyên Hóa, nay trở thành "đại công trường" khai thác đá với mức độ khủng khiếp nhất trong suốt nhiều năm qua.

Qua tìm hiểu, được biết mỏ đá Lèn Bảng được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho Công ty Cosevco 1, đi vào hoạt động từ năm 2006, với diện tích 24 ha, trữ lượng lên tới 24 triệu tấn. Mỏ này chỉ phục vụ cho nhà máy sản xuất xi măng. Kể từ ngày mỏ đá đi vào khai thác, ngọn núi bị băm nát khiến "kiệt tác" bên dòng sông Gianh biến dạng, nham nhở.

Nhiều người dân xã Tiến Hóa khi nhắc đến Lèn Bảng, vẫn còn nhớ như in vẻ đẹp oai hùng, tráng lệ của ngọn núi này. Cái tên ấy đã khắc sâu vào ký ức của nhiều thế hệ người dân nơi đây với hình dang uy nghiêm, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh.

Đối với họ, đây không chỉ là một phần thiên nhiên là mà biểu tượng của vùng đất, nhưng nay không còn nguyên vẹn nữa. "Thấy người ta xẻ những ngọn núi này, tôi như đứt từng khúc ruột. Biết là phát triển kinh tế buộc phải đánh đổi, nhưng chúng tôi tiếc nuối lắm" - ông N.V.V (64 tuổi, ở xã Tiến Hóa) buồn bã.

Một danh thắng đang bị "băm" từng ngày- Ảnh 2.

Dọc Quốc lộ 12A từ xã Tiến Hóa đến xã Đức Hóa với phong cảnh núi non hùng vĩ ven sông Gianh, hai bên là những ngọn núi mọc san sát giữa cánh đồng lúa xanh, đẹp đến ngẩn ngơ nay bỗng rầm vang những tiếng mìn nổ phá đá xé toang bầu không khí tĩnh lặng. Theo ghi nhận của chúng tôi, một đoạn đường chỉ chưa đến 10 km nhưng đã có gần 10 mỏ đá đi vào hoạt động, dày đặc nhất là đoạn từ xã Châu Hóa lên xã Thạch Hóa.

Các mỏ đá thi nhau hoạt động rầm rộ, cày xới những ngọn núi đá vôi để phục vụ cho nhà máy xi măng, các dự án công trình khiến nhiều ngọn núi đá vôi hình thành từ hàng triệu năm dần mất đi vẻ hoang sơ và chi chít những vết sẹo. Nhiều cái tên đã đi vào thi ca, sử sách, như: Lèn Bảng, Lèn Na, Lèn Thanh Thủy, Lèn Thanh Tiến... đang bị băm nát và đứng trước nguy cơ "xóa sổ" để nhường cho các công trình xây dựng.

Mất mát không thể bù đắp

Trước đây, khi đi dọc Quốc lộ 12A, ai cũng phải dừng lại để ngắm nhìn cảnh quan "sơn thủy hữu tình" ven sông Gianh. Những ngọn núi đá vôi xanh biếc sừng sững soi bóng xuống dòng sông, tạo nên một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp, là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thiên nhiên và muốn tìm kiếm sự bình yên, hoang sơ. Còn hiện tại, núi đang bị "xẻ thịt" tan nát.

Ông Hoàng Trọng Tài, Chủ tịch UBND xã Tiến Hóa, cho biết riêng địa phương này hiện có tới 4 mỏ đá được cấp phép khai thác, chủ yếu tại 2 ngọn núi Lèn Bảng và Lèn Na. Đô thị hóa và công nghiệp hóa đã mang lại sự phát triển cho địa phương nhưng cũng lấy đi của vùng đất này những giá trị thiên nhiên quý báu. Đây là mất mát không thể bù đắp được.

Một danh thắng đang bị "băm" từng ngày- Ảnh 3.

"Việc khai thác mỏ đá không chỉ làm mất cảnh quan mà còn khiến nhiều cánh đồng gần với các mỏ đá phải bỏ hoang vì không thể canh tác lúa được. Tại địa phương, có ruộng lúa vùng Bàu, đất đai phì nhiêu màu mỡ và có năng suất rất cao nhưng do ảnh hưởng khai thác đá nên bà con không trồng lúa, các đơn vị khai thác đã đền bù cho người dân" - ông Tài cho hay.

Theo thống kê của UBND huyện Tuyên Hóa, trên địa bàn quy hoạch 18 khu vực mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng. Đã có 17 giấy phép cấp mỏ hoạt động, tổng trữ lượng đạt 26,57 triệu tấn, mỗi năm khai thác 1,36 triệu m3. Các khai trường mỏ này tập trung chủ yếu các xã Tiến Hóa, Văn Hóa, Châu Hóa, Thạch Hóa.

Ông Đinh Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa, cho biết để bảo tồn danh thắng cảnh quan của những dãy núi đá vôi dọc sông Gianh, sắp tới cần phải nghiên cứu, ứng dụng các vật liệu xây dựng thay thế nhằm hạn chế khai thác khoáng sản.

Đồng thời, địa phương luôn tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản; chỉ đạo các phòng ban chuyên môn liên tục công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép nhằm chống thất thoát nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường. 

Cấp thiết bảo tồn

Ông Trần Hữu Danh, một nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử ở Quảng Bình, nhìn nhận những ngọn núi đá vôi dọc sông Gianh rất đẹp, hiếm nơi nào có được. Nếu từ trên cao nhìn xuống, chẳng khác nào như một "vịnh Hạ Long" trên cạn, đẹp như một bức tranh với cảnh quan hữu tình. Những ngọn núi không chỉ có điểm nhấn cảnh quan mà nó còn gắn liền với những giai thoại tâm linh, khắc sâu vào đời sống văn hóa của người dân địa phương.

Đặc biệt, núi còn là tấm "bình phong" che chắn gió bão cho xóm làng. Với những người lớn tuổi thì chắc chắn họ sẽ rất khao khát giữ lại chút gì đó trong quá khứ, chứ không phải là bức tranh nham nhở, đầy đau thương.

Một danh thắng đang bị "băm" từng ngày- Ảnh 4.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo