xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mưa lũ bất thường, quản lý đập, hồ chứa nước thế nào?

Lê Thúy

(NLĐO) - Bão số 3 vừa qua cho thấy nhiều vấn đề trong quản lý, vận hành để đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước

Sáng 19-11, Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn "Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới".

Mưa lũ bất thường, quản lý đập, hồ chứa nước thế nào?- Ảnh 1.

Diễn đàn "Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới"

Theo ông Đỗ Văn Thành, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi, với gần 8.000 đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi với tổng dung tích khoảng 68 tỉ m3 nước. Trong đó, có 7.315 đập, hồ chứa thủy lợi, với tổng dung tích 15 tỉ m3 với 4 hồ quan trọng đặc biệt gồm Cửa Đạt, Ngàn Trươi, Tả Trạch, Dầu Tiếng.

Tuy nhiên, đại diện Viện Quy hoạch Thủy lợi cho biết việc quản lý, vận hành hồ chứa thủy lợi gặp nhiều thách thức do biến đổi khí hậu khiến tần suất và cường độ mưa lũ tăng; hầu hết các hồ chứa thủy lợi được xây dựng trước năm 2000, khi thiết kế chưa đánh giá hết khả năng thoát lũ ở hạ du; tại nhiều khu vực, nhu cầu nước cho sản xuất lớn hơn khả năng đáp ứng của hồ chứa…

TS Hoàng Văn Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam, cho rằng để đảm bảo hoạt động an toàn hồ đập, trước tiên phải đảm bảo công trình "có chủ", đi cùng với đó là các bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn và giải pháp đảm bảo tài chính cho quản lý hồ đập.

Bên cạnh đó, TS Hoàng Văn Thắng khuyến nghị cần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, trong đó chú trọng năng lực quan trắc, phân tích số liệu đo đạc để phát hiện rủi ro từ sớm. Các hồ đập cần được đầu tư, nâng cấp, nâng cao năng lực xả lũ để đảm bảo hoạt động an toàn trong tình hình mới.

Lấy ví dụ về cơn bão số 3 vừa qua, gây thiệt hại nặng cho các tỉnh phía Bắc, ông Thắng chỉ rõ an toàn hồ đập cần gắn với an toàn hạ du, cụ thể là xây dựng hệ thống cảnh báo, hệ thống bản đồ ngập lụt và dựa vào cộng đồng.

Dự báo vận hành hồ Dầu Tiếng

Tại Diễn đàn, đại diện Công ty TNHH MTV khai thác Thủy lợi miền Nam cũng đặt vấn đề hiện nay, diễn biến mưa khá bất lợi, mưa diễn ra muộn nên cuối vụ bà con thường gặp khó khăn vì triều cường ở sông Sài Gòn ở mức cao. Vì vậy, cần công tác vận hành hồ Dầu Tiếng thế nào để mùa lũ đảm bảo an toàn tuyệt đối, đồng thời vào mùa khô vẫn đảm bảo dân sinh?.

Mưa lũ bất thường, quản lý đập, hồ chứa nước thế nào?- Ảnh 2.

Hồ Dầu Tiếng

Trả lời về vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi Lương Văn Anh thông tin cao trình của khu đất bán ngập tại hồ Dầu Tiếng hiện cần được tính toán lại. Lý do bởi nếu thực hiện theo đúng thiết kế, cao trình này sẽ nằm trong khu dân cư.

"Vào mùa mưa lũ, nếu hồ xả đúng lưu lượng thiết kế thì có thể gây ngập, ảnh hưởng đến người dân. Cục Thủy lợi đã khảo sát và cho ý kiến về việc tính toán, thu hẹp dòng chảy khi xả lũ" - ông Anh cho biết.

Ông Lương Văn Anh đề nghị các đơn vị liên quan đến vận hành hồ Dầu Tiếng sớm hoàn thiện công tác dự báo, nhất là việc ứng phó với tình hình mưa muộn, nhằm chủ động thoát lũ cho vùng hạ du.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo