xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nan giải xử lý người bệnh tâm thần không thuyên giảm

Luật sư Nguyễn Thành Công (Giám đốc Công ty Đông Phương Luật)

Hiện nay, quy định bắt buộc chữa bệnh đối với đối tượng bị bệnh tâm thần trước, trong và sau khi gây án còn nhiều điều cần bàn

Vừa qua, Công an TP HCM ra thông báo truy tìm Trần Thị Mỹ Hiền (SN 1963, cựu Giám đốc Công ty Đất Vàng Hoàng Gia). Đây là người phụ nữ được xác định cùng đồng phạm lừa đảo nhiều khách hàng, chiếm đoạt hơn 816 tỉ đồng.

Mắc bệnh rồi mất tích

Ngày 11-7-2016, bà Hiền bị TAND quận 1 (TP HCM) ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Kết luận của Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa ghi rõ: "Trước, trong và sau lúc gây án từ tháng 5-2017 đến tháng 6-2019 đương sự mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi".

Vì được xác định mất năng lực hành vi dân sự nên nữ cựu giám đốc bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, theo Quyết định hồi tháng 3-2021 của VKSND TP HCM.

Từ thời điểm đó, tình trạng bệnh của bà Hiền không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng có nhiều biểu hiện bất thường. Bà Hiền không nhớ, không nhận ra người đã từng gặp và tiếp xúc trước đó, thường hoảng loạn, giận dữ vô cớ, tâm thần không ổn định dẫn đến sức khỏe ngày càng kém. Tuy nhiên vừa qua, người này bỗng dưng mất tích và công an ra thông báo truy tìm.

Nhiều người đặt câu hỏi trường hợp bà Trần Thị Mỹ Hiền không khỏi bệnh thì phải tiếp tục chữa bệnh tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa đến khi nào...

Bà Trần Thị Mỹ Hiền (ngồi giữa) lúc chưa được đưa đi chữa trị tại bệnh viện tâm thầnẢnh: HẠNH NGUYÊN

Bà Trần Thị Mỹ Hiền (ngồi giữa) lúc chưa được đưa đi chữa trị tại bệnh viện tâm thầnẢnh: HẠNH NGUYÊN

Nên hoàn thiện hơn quy định

Khoản 2, điều 49 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 nêu rõ người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trong khi đó, khoản 2, điều 12, Nghị định 64/2011 quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh: "Căn cứ vào kết luận của Hội đồng Giám định pháp y tâm thần về việc người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đề nghị Viện Kiểm sát hoặc Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh ra quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này…".

Như vậy, pháp luật hình sự có quy định về các trường hợp chữa bệnh bắt buộc nhưng không quy định về thời gian chữa bệnh bắt buộc là bao lâu.

Bà Trần Thị Mỹ Hiền là bị can trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty Đất Vàng Hoàng Gia và Công ty Hoàng Kim Land. Cuối năm 2019, sau khi cùng 8 đồng phạm bị khởi tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thì người phụ nữ này được cho là bị bệnh tâm thần.

Tất nhiên, khi đình chỉ việc chữa bệnh bắt buộc này thì hoạt động tố tụng tiếp theo là tiếp tục việc truy cứu trách nhiệm hình sự, bất kể ở giai đoạn tố tụng hay thi hành án thì quy định này không đổi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải mọi bệnh nhân sau khi được chữa trị đều khỏi bệnh. Có trường hợp ngày càng nặng thêm hoặc đơn giản là không khỏi bệnh mà ngôn ngữ chuyên môn xác định là "bệnh nhân không đáp ứng thuốc, tình trạng bệnh không thuyên giảm…".

Như vậy, số phận pháp lý của những đối tượng này đang là một vấn đề bỏ ngỏ của pháp luật hình sự. Pháp luật chưa dự liệu trường hợp như vậy hoặc chỉ quyết định bằng ý chí một phía đó là "điều trị mà còn bệnh thì cứ tiếp tục cho đến khi nào hết bệnh".

Đây là điều rất cần các nhà làm luật quan tâm điều chỉnh. Nên chăng có cơ chế cho trường hợp chữa bệnh mà không khỏi, bệnh trở thành mạn tính nhưng nếu gia đình bảo đảm được an toàn thì nhà nước giao về cho gia đình tiếp tục tự điều trị, chăm sóc. Điều này vừa đỡ được gánh nặng cho xã hội mà cũng hợp lý trong việc quản lý, chăm sóc người thân của các gia đình khi đối tượng mất năng lực hành vi. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo