xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nâng tầm lễ hội

Yến Anh

Hoạt động lễ hội phải được tổ chức trang trọng, tôn vinh giá trị, ý nghĩa các nghi lễ truyền thống, loại bỏ tập tục không phù hợp xu thế hội nhập và phát triển

Những lễ hội trọng điểm trên khắp cả nước đã và đang lần lượt khai hội, thu hút đông đảo người dân, du khách thập phương trong những ngày đầu năm mới.

Lễ hội văn minh, lành mạnh

Ghi nhận cho thấy năm nay dù lượng khách đông nhưng các lễ hội hầu như không xảy ra hiện tượng chen lấn, xô đẩy, tranh cướp lộc…

Bằng chứng là du khách dự lễ khai hội chùa Hương mùng 6 tháng giêng năm Ất Tỵ ngạc nhiên vì không còn tình trạng chen chúc, ùn ứ như những mùa lễ hội trước. Theo thống kê, trong vòng 5 ngày, từ mùng 2 đến mùng 6 Tết Ất Tỵ, chùa Hương đón khoảng 120.000 lượt khách tham quan và dự kiến lượng khách sẽ tiếp tục tăng trong các ngày tới. Ông Bùi Văn Triều, Trưởng Ban Quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội), cho hay cùng với việc tích hợp vé thắng cảnh và vé thuyền đò, năm nay mỗi thuyền đò có một mã QR tương tác thông tin phản hồi về thái độ phục vụ của lái đò đối với du khách. Những trường hợp làm phiền du khách, vòi vĩnh hay có các hành vi không chuẩn mực sẽ bị nhắc nhở, xử lý nghiêm.

Nâng tầm lễ hội- Ảnh 1.

Lễ hội chùa Hương thu hút đông đảo người dân. Ảnh: TRANG NGUYỄN

Là một trong những lễ hội quan trọng bậc nhất ở miền Bắc, Lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) thu hút rất đông người dân, Phật tử từ khắp mọi miền. Năm nay, Lễ hội Gióng được tổ chức trong 3 ngày, từ mùng 6 đến mùng 8 tháng giêng. Lễ hội Gióng vẫn duy trì 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Trong các phần nghi lễ, nghi lễ rước và cung tiến lễ phẩm giò hoa tre và trầu cau được người dân địa phương và du khách quan tâm nhất. Trước đây, khi tán lộc thường xảy ra tình trạng tranh cướp lộc thì nay không còn xuất hiện. Các nghi lễ truyền thống cũng như các yếu tố an toàn, văn minh trong lễ hội được bảo đảm.

Tại phiên họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá công tác tổ chức lễ hội truyền thống, hoạt động văn hóa, văn nghệ và thông tin đã được chú trọng. Đặc biệt, các yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc được khai thác mạnh mẽ, người dân được thụ hưởng các giá trị văn hóa nhiều hơn. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại các địa phương cũng được đánh giá ngày càng đi vào nền nếp, chuyển biến tích cực, đẩy lùi tiêu cực.

Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lương Đức Thắng cho biết để hướng tới một mùa lễ hội an toàn và văn minh, ngày 18-12-2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 45/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, giao Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý lễ hội. Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã kịp thời triển khai các biện pháp, tăng cường công tác quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Theo ông Lương Đức Thắng, hoạt động lễ hội phải được tổ chức trang trọng, tôn vinh giá trị và ý nghĩa của các nghi lễ truyền thống, loại bỏ những tập tục không phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển.

Góp phần phát triển kinh tế

Chú trọng đến việc nâng tầm văn hóa cho các lễ hội, trong mùa lễ hội năm nay, nhiều địa phương cũng xác định lễ hội truyền thống địa phương là một kênh để tăng cường quảng bá, xúc tiến và thúc đẩy phát triển du lịch.

Ông Trương Quang Hải, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, cho biết Tuần Văn hóa - Du lịch và Hội xuân Tây Yên Tử 2025 diễn ra từ ngày 8 đến 13-2 (tức ngày 11 đến 16 tháng giêng) được tổ chức tại nhiều địa điểm của tỉnh nhằm giới thiệu miền đất, con người và các giá trị di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của tỉnh Bắc Giang; qua đó tăng cường quảng bá, xúc tiến và thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh. "Chương trình nhằm kích cầu du lịch, thu hút khách du lịch, sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Khẳng định du lịch Bắc Giang là điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện, mến khách" - ông Hải nói.

Theo đánh giá của các chuyên gia, lễ hội là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể không chỉ mang ý nghĩa thỏa mãn đời sống tinh thần của người dân mà còn là sản phẩm du lịch độc đáo. Đây chính là lợi thế, là nguồn lực để phát triển du lịch văn hóa.

PGS-TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - nhận định việc tổ chức các lễ hội truyền thống một cách chuyên nghiệp và thành công sẽ tạo ra hình ảnh tích cực, mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực văn hóa - du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. 

Xử lý nghiêm hành vi trục lợi

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 09/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025.

Tại công điện, Thủ tướng giao Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan và địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội để trục lợi, tác động tiêu cực, nhất là tại các địa phương diễn ra nhiều hoạt động lễ hội, thu hút đông đảo nhân dân tham dự.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo