xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

NASA công bố clip quái vật vũ trụ gầm rú

Anh Thư

(NLĐO) - Clip của NASA bao gồm một đoạn âm thanh ám ảnh, thể hiện sóng âm lan tỏa từ "trái tim quái vật" của cụm thiên hà Perseus.

Tờ Science Alert vừa đăng tải một đoạn clip đáng sợ do NASA cung cấp, trong đó một vật thể vũ trụ mê hoặc đang phát ra tiếng gầm rú như quái vật.

Nó là một lỗ đen siêu khối - thường được gọi là lỗ đen quái vật - nằm ở trung tâm cụm thiên hà Perseus, còn gọi là cụm sao Perseus bởi nhìn từ Trái Đất các thiên hà của cụm trông như những ngôi sao.

Quái vật vũ trụ giữa cụm thiên hà Perseus gầm rú - Clip: NASA

Năm 2003, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một điều thực sự đáng kinh ngạc: Sóng âm lan truyền qua lượng khí khổng lồ bao quanh lỗ đen này, nơi trước đó đã nổi tiếng với những "tiếng rên rỉ" kỳ lạ.

Thật ra tai người không thể nhận biết các sóng âm này theo cách mà chúng ta đang nghe khi xem clip của NASA, nhưng cơ quan vũ trụ của Mỹ đã nâng tone lên vài chục quãng tám để nó trở thành âm thanh chúng ta nghe được.

Tần số của đoạn âm thanh được NASA công bố cũng cao gấp 144-288 ngàn tỉ cao độ ban đầu.

Sóng âm thực tế bao gồm nốt thấp nhất trong vũ trụ mà con người từng phát hiện được, tất nhiên cũng thấp hơn nhiều so với giới hạn thính giác của con người.

NASA công bố clip quái vật vũ trụ gầm rú- Ảnh 1.

Lỗ đen quái vật giữa cụm thiên hà Perseus - Ảnh: NASA

Ngoài ra, NASA cũng bổ sung thêm vào đoạn âm thanh một số nốt từ các âm thanh đơn lẻ phát ra từ lỗ đen để hoàn chỉnh "bản nhạc" ma quái, thứ thật sự đang lan truyền qua không gian liên thiên hà.

Sóng âm lan truyền qua môi trường bên trong cụm thiên hà là một cơ chế giúp làm nóng chính môi trường đó, vì chúng truyền năng lượng qua plasma.

Vì nhiệt độ giúp điều chỉnh quá trình hình thành sao nên sóng âm có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của các cụm thiên hà trong thời gian dài.

Nhiệt độ đó cũng cho phép chúng ta phát hiện ra sóng âm. Vì môi trường bên trong cụm quá nóng nên nó phát sáng rực rỡ trong tia X, là thứ mà Đài quan sát tia X Chandra của NASA đã nắm bắt được.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo