xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngân hàng Chính sách Xã hội TP HCM góp phần hỗ trợ thoát nghèo, cải thiện thu nhập người dân

Bài: Thái Phương - Ảnh: Phượng Vỹ

Nhờ việc sử dụng vốn vay chính sách xã hội có hiệu quả từ các chương trình để sản xuất, kinh doanh, buôn bán, giúp người dân tự tạo việc làm, tạo thu nhập cải thiện cuộc sống, thoát nghèo, ổn định và phát triển...

Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP HCM không chỉ hỗ trợ giúp đỡ người nghèo, người yếu thế và các đối tượng chính sách trên địa bàn Thành phố có vốn để sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế và việc làm mà còn góp phần quan trọng vào định hướng phát triển kinh tế bền vững và tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội. 

Chính sách Xã hội

Trong 9 tháng năm 2024, doanh số cho vay đạt hơn 3.774 tỉ đồng, tăng 1.100 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2023, với hơn 55.890 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn. Tổng doanh số thu nợ đạt 2.500 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ 66,3% doanh số cho vay, góp phần đáng kể trong việc tạo lập nguồn vốn để ch vay quay vòng các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn Thành phố.

Đến tháng 9 năm 2024, tổng nguồn vốn thực hiện đạt 11.671 tỉ đồng, tăng 12,6% so với năm 2023. Trong đó: Nguồn vốn cân đối từ Trung ương 4.014 tỉ đồng, tăng 6,1% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 34,4% tổng nguồn vốn; Nguồn vốn tại địa phương uỷ thác để cho vay các chương trình tín dụng chính sách là 7.657 tỉ đồng, tăng 16,3% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 65,6% tổng nguồn vốn.

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 11.600 tỉ đồng, tăng 12,3% so với cuối năm 2023, với 225.340 khách hàng còn dư nợ. Trong đó dư nợ nguồn vốn cân đối từ trung ương đạt 4.550 tỉ đồng, giảm 72.719 triệu đồng so với năm 2023; dư nợ nguồn vốn cân đối từ địa phương đạt 7.050 tỉ đồng, tăng 23,5% so với năm 2023. 

Gắn liền với việc tăng trưởng dư nợ, việc nâng cao chất lượng tín dụng thường xuyên được tiếp tục duy trì và chú trọng thực hiện. Công tác rà soát sắp xếp, kiện toàn các Tổ Tiết kiệm và vay vốn theo địa bàn khu phố, ấp được thực hiện theo văn bản số 284/NHCS-KHNV ngày 15/4/2024 của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh TP HCM đến nay đã cơ bản hoàn thành. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn rà soát nhu cầu vay của các đối tượng vay vốn, quản lý nguồn vốn vay đảm bảo đúng quy định. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách mới về tín dụng ưu đãi đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn ngày càng sâu rộng hơn sau đợt kiện toàn các Tổ Tiết kiệm và vay vốn.

Trước đó, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH) - Chỉ thị 40, ông Trần Văn Tiên, Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh TP HCM, cho biết trong 10 năm qua, tổng doanh số cho vay đạt hơn 24.400 tỉ đồng với trên 573.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Doanh số thu nợ đạt 15.114 tỉ đồng. Tính đến ngày 30-6, tổng dư nợ các chương trình tín dụng CSXH đạt 11.470 tỉ đồng, với 194.283 hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ. Bình quân một hộ dư nợ đạt 59 triệu đồng.

Theo ông Trần Văn Tiên, cùng với các chính sách an sinh xã hội của thành phố, nguồn vốn tín dụng CSXH đã góp phần giúp trên 120.000 lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo các giai đoạn; thu hút, tạo việc làm, duy trì mở rộng việc làm cho gần 379.000 lượt lao động, giúp gần 500 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp hơn 23.380 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng, cải tạo hơn 212.700 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn 5 huyện ngoại thành…

Chính sách Xã hội

"Các chương trình cũng giúp cho 197 lượt doanh nghiệp vay vốn để phục hồi sản xuất, kinh doanh và trả lương cho hơn 67.200 lượt người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19; giúp 141 cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch được vay vốn để sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị" - ông Tiên nói.

Tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn TPHCM tăng trưởng phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đặc điểm kinh tế của Thành phố. Nhờ việc sử dụng vốn vay có hiệu quả từ các chương trình để sản xuất, kinh doanh, buôn bán, … người dân đã tự tạo được việc làm, tạo thu nhập để cải thiện cuộc sống, từ đó thoát nghèo, ổn định và phát triển.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo