xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn: Viết về mùa xuân vì tôi nhớ mẹ

Đoàn Thạch Biền thực hiện

Hội Âm nhạc TPHCM và HTV tổ chức đêm nhạc Trần Long Ẩn Trên mảnh đất tình người lúc 20 giờ ngày 20-8, tại Nhà hát Bến Thành. Trước đêm nhạc này, nhạc sĩ đã dành cho PV Báo NLĐ cuộc trao đổi dưới đây

. Phóng viên: Khi tham gia phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” ở Sài Gòn năm 1970, anh đã sáng tác các ca khúc: Người mẹ Bàn Cờ, Hát trên đường tranh đấu... Anh đã học nhạc từ đâu?

- Nhạc sĩ Trần Long Ẩn: Thời trung học, tôi học Trường La San ở Quy Nhơn, các cha trong trường đã dạy âm nhạc bước đầu cho tôi. Khi tôi đậu tú tài, mẹ tôi thưởng cho tôi chiếc radio 4 băng, tôi thường nghe nhạc cách mạng và tập tành sáng tác ca khúc từ đó.

. Anh đã viết nhiều ca khúc cho các địa phương, như: Tình đất đỏ miền Đông, Đàn sáo Hậu Giang, Nhớ Huế... Anh có viết ca khúc về quê quán của anh?

- Tôi đã viết hai ca khúc: Trên quê hương Nguyễn Huệ (Bình Định) và Hát về thành phố biển (Quy Nhơn). Hai ca khúc đó chưa đi vào lòng người nên ít người biết. Trong sáng tác đâu phải cứ muốn là được.

. Ngoài những ca khúc viết cho các tỉnh, TP, anh còn viết “xã ca”?

- Ca khúc Đưa em về Thanh An, tôi viết về xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Đấy là căn cứ bí mật của Thành đoàn thời chống Mỹ, nơi tôi đã có nhiều kỷ niệm đẹp. Nhạc sĩ Xuân Hồng đã viết “sóc ca” mà nổi tiếng với bài Tiếng chày trên sóc Bom Bo. Tôi viết “xã ca” là còn lớn hơn sóc nhiều.

. Tại sao trong ca từ của anh thường có hình ảnh đêm ba mươi và mùa xuân?

- Thời sinh viên, tôi xa nhà vào Sài Gòn trọ học, đêm ba mươi tôi cảm thấy cô đơn và rất nhớ nhà. Bây giờ đêm ba mươi đối với tôi là đêm rất tĩnh mịch. Tôi thích thế giới của sự im lặng, không nói nhiều nhưng lại gợi nhiều ý nghĩa. Còn hình ảnh mùa xuân vì tôi nhớ mẹ. Bà tên Võ Thị Xuân, đã rất vất vả nuôi tôi ăn học nên người. “Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa mẹ càng gần”. Và ngày tôi xa mẹ mãi mãi cũng đã đến...

. Còn từ “may rủi” trong các câu: Phải đâu may nhờ rủi chịu? Vào cuộc chơi, đen trắng rủi may?

- Thi hào Nguyễn Du đã viết “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”. Trong cuộc sống, tôi nghĩ chúng ta phải tìm cách để vượt qua số phận (may rủi).

. Nếu chỉ được chọn một ca khúc để giới thiệu, anh sẽ chọn ca khúc nào?

- Tình đất đỏ miền Đông. Ca khúc này đã đoạt giải nhất cuộc vận động sáng tác ca khúc về đề tài thống nhất đất nước do Hội Văn nghệ Giải phóng tổ chức năm 1976. Cũng năm đó, vợ tôi sinh con trai đầu lòng, tôi muốn nhắn nhủ cháu trên đường đời phải biết vượt qua gian lao. Tôi đã viết phần hai ca khúc này, có tựa là Tiếng vọng từ quá khứ.

. Anh đang sáng tác nhạc giao hưởng?

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn

- Sinh năm 1944 tại Bình Định.

- Cử nhân Triết học Tây phương, Đại học Văn khoa Sài Gòn.

- Tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội và TPHCM Khoa Sáng tác, hạng xuất sắc.

- Huân chương Lao động hạng nhì.

- Phó Tổng Thư ký Hội Âm nhạc TPHCM

- Tôi đã viết xong Mặt trời và ánh lửa, thuộc thể loại thơ giao hưởng (poème symphonique), thời lượng hơn 13 phút. Trong đó tôi có trích các ca khúc: Hát cho dân tôi nghe (Tôn Thất Lập), Dậy mà đi (Nguyễn Xuân Tân), Tự nguyện (Trương Quốc Khánh), Người mẹ Bàn Cờ và Tình đất đỏ miền Đông. Tôi hy vọng thơ giao hưởng sẽ dễ hiểu hóa ngôn ngữ âm nhạc giao hưởng để được nhiều người hiểu và yêu thích.

. Với tư cách là Phó Tổng Thư ký thường trực của Hội Âm nhạc TPHCM, anh nghĩ gì về các nhạc sĩ trẻ hiện nay?

- Nhiều nhạc sĩ trẻ đã có ca khúc hay, nhiều người rất giỏi về phối khí như Đức Trí, Đỗ Bảo... Nhưng cũng nhiều nhạc sĩ trẻ sáng tác ca từ rất cẩu thả nên không thể gọi đó là ca khúc. Vườn hoa âm nhạc chỉ muôn sắc khi mỗi người sáng tạo phải nghiêm túc và đừng có “tâm hồn đóng cửa”.

. Anh là bạn thân của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, giữa hai người có kỷ niệm nào đáng nhớ?

- Đó là đêm ngồi nhậu ở nhà anh Sơn đến 2 giờ sáng. Anh Sơn nghĩ tôi về nhà chắc sẽ bị vợ cằn nhằn, nên anh đã viết hai câu thơ gửi Mai - vợ tôi: Mai ơi thiên hạ hiểu nhầm. Ngàn năm cỏ úa cũng lầm lạc thôi. Tôi rất cảm kích tấm lòng của anh Sơn đã lo cả chuyện đời thường cho một đứa em.

. Nhiều người nói anh là “vua” đặt lời hai những ca khúc nổi tiếng?

- Nhạc sĩ Lê Thương gọi lời hai là “phiên bản của nhân dân”. Đó là khi nhạc một nơi, lời một nẻo, kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia, nhằm tạo nên cái cười thư giãn. Như bài Tình đất đỏ miền Đông có lời hai: Đi đá banh mặc quần xanh áo đỏ... Hoặc ca từ của Trịnh Công Sơn “ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” được sửa thành “ngày nay sỏi đá nó dùng ném nhau”...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo