xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người khuyết tật đi metro số 1 như thế nào?

Ngọc Quý

(NLĐO) - 14 nhà ga của tuyến metro số 1 không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc, quy mô hiện đại mà còn có những chi tiết nhỏ hỗ trợ cho người khuyết tật.

Theo quan sát, ở tất cả nhà ga của tuyến metro số 1 đều được trang bị chữ nổi, gạch xúc giác để hướng dẫn cho người khiếm thị di chuyển dễ dàng. 

Người khuyết tật đi metro số 1 như thế nào?- Ảnh 1.

Khu vực bàn phím máy bán vé có chữ nổi thuận tiện cho người khiếm thị

Tại khu vực bán vé ga ngầm Bến Thành, bàn phím được in chữ nổi để người khiếm thị dễ dàng nhận biết, ngoài ra có những bảng thông tin trang bị chữ nổi giúp người khiếm thị xác định vị trí về đường đi và hướng đi an toàn.

Những khu vực nhà ga khác cũng được trang bị gạch xúc giác - một loại gạch có gờ nổi giúp người khiếm thị dễ dàng cảm giác dưới chân, nhận biết đường đi. Gạch được kết nối với thang máy, thang bộ, cửa ra vào, thang máy.

Các nhà ga metro đều có thang máy, thang cuốn hiện đại giúp người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người đi xe lăn dễ dàng di chuyển

Khu vực soát vé có 4/16 luồng soát vé rộng rãi hơn dành cho người khuyết tật di chuyển.

Ngoài ra, các nhân viên tại nhà ga cũng được đào tạo để sẵn sàng giúp đỡ người khuyết tật khi cần nhằm đảm bảo người khuyết tật, người lớn tuổi và trẻ nhỏ luôn thuận tiện nhất khi đi metro.

Gạch nổi, chữ nổi tại metro số 1:
Người khuyết tật đi metro số 1 như thế nào?- Ảnh 2.

Gạch nổi được trang bị tại nhà ga ngầm Bến Thành

Người khuyết tật đi metro số 1 như thế nào?- Ảnh 3.

Khắp các khu vực đều được trang bị gạch nổi, tay vịn cầu thang cũng có chữ nổi

Người khuyết tật đi metro số 1 như thế nào?- Ảnh 4.

4 luồng soát vé rộng hơn để thuận tiện cho người khuyết tật đi lại

Người khuyết tật đi metro số 1 như thế nào?- Ảnh 5.
Người khuyết tật đi metro số 1 như thế nào?- Ảnh 6.
Người khuyết tật đi metro số 1 như thế nào?- Ảnh 7.

Gạch nổi được lót trên các ga metro số 1 

Người khuyết tật đi metro số 1 như thế nào?- Ảnh 8.

Khu vực máy bán cũng được trang bị bàn phím chữ nổi cho người khiếm thị

Metro số 2: Hứa hẹn hiệu quả từ cách làm mớiMetro số 2: Hứa hẹn hiệu quả từ cách làm mới

Việc sử dụng nguồn vốn ngân sách TP HCM thay vì vốn ODA để xây dựng metro số 2 được kỳ vọng đưa tuyến đường sắt đô thị này vào vận hành năm 2030 hoặc sớm hơn

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo