Thu nhập bình quân của người lao động đạt 10,3 triệu đồng/tháng, bằng 108,9% so với năm 2023. Theo thống kê sơ bộ, lương tháng 13 và thưởng Tết cho người lao động trong hệ thống ước bình quân đạt hơn 18 triệu đồng/người, tương đương 1,5 - 2 tháng lương.
Thông tin này được ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết ngày 25-12, khi thông tin tới báo chí về tình hình sản xuất – kinh doanh và các hoạt động chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động.
Theo ông Hiếu, trước những diễn biến mới của thị trường, Vinatex đã đẩy mạnh nhiều giải pháp nhằm duy trì và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, đón bắt đơn hàng quay trở lại. Trong đó, ngành may giữ được đà tăng trưởng với hiệu quả sản xuất kinh doanh cải thiện rõ rệt từ quý III/2024, không có đơn vị nào bị lỗ trong năm 2024.
Nửa cuối năm 2024 các doanh nghiệp dệt may đón nhận sự chuyển dịch đơn hàng lớn, đặc biệt là đơn hàng từ Bangladesh sang Việt Nam. Vinatex bảo toàn được nguồn lực cốt lõi là lao động và khách hàng, vượt qua khó khăn năm 2024 với doanh thu hợp nhất ước đạt 18.100 tỉ đồng, bằng 102,8% so với năm 2023; Lợi nhuận hợp nhất ước đạt 740 tỉ đồng, bằng 137,5% so với năm 2023.
Ông Cao Hữu Hiếu cho biết, năm 2024 các doanh nghiệp thuộc tập đoàn đủ đơn hàng, đặc biệt là 6 tháng cuối năm, nhưng lại thiếu lao động. Đây là vấn đề khó khăn với ngành dệt may trong thời gian vừa qua. "Có đơn vị lao động nghỉ thì đã tuyển lại được, nhưng cũng không đủ bù đắp. Còn có những đơn vị tuyển dụng rất khó khăn. Đặc biệt là lao động có tay nghề, khi họ nghĩ, dẫn đến biến động về năng suất của các doanh nghiệp"- Tổng giám đốc Vinatex cho hay.
Bước sang năm 2025, ông Cao Hữu Hiếu cho biết Vinatex định hướng phải tổng hợp được thành sức mạnh chung toàn tập đoàn. Hình thành năng lực cạnh tranh cấp tập đoàn trong giai đoạn mới là cơ sở quan trọng nhất để đối diện với thách thức của thị trường, cũng là điều kiện số một để gia nhập các chuỗi cung ứng toàn cầu với vị thế cao.
Cùng với đó, thu hút, đãi ngộ và sử dụng chung một cách có hiệu quả nguồn lực con người chất lượng cao. Tạo lực kéo tất cả các doanh nghiệp cùng tiến bộ, không chờ đợi việc phát triển nguồn nhân lực ở từng doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường lao động rất cao, nhân lực giỏi khan hiếm.
cứu phát triển sản phẩm mới, thị trường ngách, tạo những giá trị riêng ngoài sản xuất hàng dệt may thông thường, tự xây dựng rào cản công nghệ và thị trường để bảo vệ sự bền vững của tập đoàn. Từng bước cân bằng giữa khu vực sản xuất cạnh tranh cao với khu vực có giá trị sáng tạo lớn.
Về công tác chăm lo Tết cho người lao động, bên cạnh mức thưởng Tết nêu trên, bà Phạm Thị Thanh Tâm Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam cho biết công đoàn phối hợp với tập đoàn tổ chức Chương trình Tết sum vầy - Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình tại nhiều điểm trên cả nước với các nội dung như án các mặt hàng thiết yếu với giá ưu đãi, tặng quà cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ chuyến xe, tấm vé nghĩa tình đưa người lao động về quê đón tết…
Theo kế hoạch có trên 1.990 cán bộ, đoàn viên, người lao động được công đoàn ngành tặng quà Tết bằng tiền và hiện vật; có 655 người lao động được hỗ trợ tấm vé nghĩa tình về quê đón Tết…
Bình luận (0)