Tối 6-8, phố núi Đà Lạt bị ảnh hưởng cơn bão số 6 nên mưa nhiều. Lạnh... Đây cũng là lần đầu tiên trong nhiều năm cầm bút, tôi đã mất đi cái cảm giác nghề nghiệp khi nhận được tin nhắn sắc lạnh của đồng nghiệp: “Nghệ nhân Mười Lời đã qua đời”! Đó là thông tin, nhưng không hiểu sao lại thấy hẫng hụt... Và rồi ký ức về những lần tiếp xúc với “lão nông Mười Lời”, nhiều người yêu quý gọi ông bằng cái tên “lão phù thủy xứ hoa đào”, đã cùng lúc và trong tôi.
Ông Mười Lời, chủ nhân của thung lũng hoa đào (Đà Lạt)
Cuộc “se duyên” không tưởng...
Lão nông Mười Lời sinh ra ở vùng quê lúa Đại Lộc (Quảng
Ấp ủ mãi, đến năm 1997, khi cuộc sống không còn quá chật vật, ông quyết định thực hiện ý tưởng làm cuộc “hôn phối” cho đào đất Bắc nở hoa trên thân của cây đào má hồng Đà Lạt bằng cách ghép mầm.
Với sự giúp đỡ của các cán bộ Trường Đại học Nông nghiệp I (Hà Nội), ông đã tìm về Nhật Tân học hỏi kinh nghiệm ghép và chăm sóc đào. Sau đó, ông mua được 200 mầm đào Nhật Tân nâng niu mang về phố núi để thực hiện cuộc “se duyên” mà nhiều người lúc đó cho là không tưởng. Về đến nhà, trời đã tối nhưng ông quyết định bắt tay ngay vào công việc và suốt đêm hôm đó, ông cặm cụi thắp đèn ghép những mầm đào đầu tiên...
Trời đã không phụ lòng người, 17 tháng sau, năm 1998, những mầm đào Nhật Tân, mầm hy vọng của lão nông Mười Lời đã “bén duyên” trên thân đào má hồng và phát triển tốt trong điều kiện thời tiết, khí hậu Đà Lạt.
Cũng mùa xuân năm ấy, người dân phố núi đã chứng kiến điều kỳ diệu khi những cành đào Nhật Tân với cánh hoa đỏ thắm, đẹp đến lạ lùng đã khai hoa tại phố núi. Sự kết hợp giữa hai loài đào từ hai vùng khí hậu đã tạo nên loài hoa màu sắc đỏ thẫm, cánh dày và lâu tàn...
Cho hoa quỳnh nở vào ban ngày
Sau đó vài năm, ông đã xây dựng được một diện tích hoa đào rộng 6.000 m2 có hàng ngàn gốc đào với thương hiệu “Thung lũng hoa đào”.
“Hữu xạ tự nhiên hương”, hằng năm cứ đến độ Tết đến, thung lũng hoa đào của ông nườm nượp người đến xem và mua đào. Những người sành chơi còn phải đặt hàng từ năm trước để có thế đào đẹp.
Không chỉ ghép, lão nông Mười Lời còn mày mò tự nghiên cứu để tạo nên nhiều cây đào “thế” độc đáo với các thế như: toàn thụ nhất đóa hoa, song thụ, phụ tử, nhất thụ liên chi... Với những thành quả đó, năm 2005, tại Festival hoa Đà Lạt lần thứ nhất, ông đã được phong tặng là nghệ nhân về hoa và được Chính phủ trao tặng bằng khen.
Ngày càng có nhiều nhà khoa học trong và nước ngoài đã mang đến nhờ ông làm cuộc “hôn phối” giữa các loại cây ăn quả. Và ông đã ghép, lai tạo thành công nhiều giống hoa quả như: mận tam hoa, hồng giòn Fuja, bơ Hass xuất xứ từ Úc, bưởi Hà Nội ghép trên bưởi Thái Lan, cây mơ chùa Hương - một loại cây ra cả trái đào và trái mận Nestarine (Úc)...
Ông Mười Lời với cây sung trái ngọt có nguồn gốc từ Tây Á
Không dừng lại ở đó, nghệ nhân Mười Lời đã “phù phép” để hoa quỳnh nở hoa vào ban ngày. Vào dịp cận Tết 2008, nghệ nhân Mười Lời còn dẫn tôi khoe vườn “Nhật quỳnh” cho hoa rất đẹp tại thung lũng hoa đào.
Ông giải thích, để có được những chậu Nhật quỳnh này, ông đã mày mò mất 5 năm, từ việc ghép mầm cây hoa quỳnh của Nhật lên nhiều họ cùng loại, nhưng kết quả mầm gép trên gốc cây thanh long của Bình Thuận mới ra hoa như ý muốn. Ông đã cho ra được 5 loại Nhật quỳnh với hàng chục màu hoa riêng biệt: vàng, đỏ, hồng, trắng, tím...
Với chất giọng vùng quê Quảng
Điều quý nhất ở nghệ nhân Mười Lời, ông vẫn là một nhà nông thứ thiệt. Một lão nông gắn cả đời mình với đất, với cây, với niềm vui nhìn những mầm xanh sinh sôi như một lão đào “toàn thụ nhất đóa hoa”.
Bình luận (0)