xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc chơi của đường cong

Quang Liêm

(TG@) - Fisheye (mắt cá) - ống kính góc rộng thể hiện được cái nhìn như qua mắt con cá. Ðy là một dạng ống kính đặc biệt được giới chụp ảnh phong cảnh và nghệ thuật ưa thích. Nó không chỉ đơn thuần thu nhận ảnh, mà còn là cuộc chơi thú vị cho những ai thích các đường cong quyến rũ

Lịch sử của Fisheye

Ban đầu được phát triển để sử dụng trong ngành khí tượng thủy văn nhằm theo dõi sự hình thành mây, nên có tên gọi khá phổ biến là ống kính “toàn bầu trời” (whole-sky lens). Loại ống kính này sau đó nhanh chóng trở nên phổ biến trong nhiếp ảnh do những hiệu ứng độc nhất vô nhị mà chúng đem lại. Đặc biệt, thể loại nhiếp ảnh bán cầu (Hemispherical photography) thường hay sử dụng fisheye cho nhiều mục đích khoa học, chẳng hạn nghiên cứu dạng tổng thể của tán cây hay tính toán năng lượng bức xạ mặt trời sát mặt đất. Thông thường, loại ống kính này có tiêu cự dưới 20 mm và thường được các nhà sản xuất chế tạo theo chuẩn 8, 10, 15 hay 16 mm khi quy đổi trên hệ máy phim 35 mm.

  img

Cảnh biển Phan Thiết qua ống kính fisheye - Ảnh: Quang Liêm

Ống kính mắt cá có nhiều loại. Fisheye tròn (Circular fisheye lens) khu vực ảnh thu được có dạng tròn nằm trên mặt film hoặc cảm quang. Ảnh thu được bao quát một trường nhìn đúng 180 độ và góc ảnh có xu hướng bị đen. Một số ống kính loại này được sử dụng trong phép chiếu trực giao của các ứng dụng khoa học. Fisheye toàn khung hình (tạm dịch từ “Full-frame fisheye lens”) được sử dụng rất phổ biến trên các máy ảnh 35 mm. Khu vực ảnh tròn mở rộng hơn và bao trọn mặt phim hay cảm quang. Trường ảnh thu được thường nhỏ hơn 180 độ. Chẳng hạn, với một fisheye toàn khung hình 15 mm, trường nhìn theo chiều ngang đạt khoảng 147 độ trong khi chiều dọc chỉ đạt cỡ 94 độ. Ống kính full-frame fisheye đầu tiên có tiêu cự 16 mm, được sản xuất hàng loạt bởi Nikon vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước.

  img

Ống kính “mắt cá” Canon EF 8-15 mm f4 L-USM - Ảnh: DPreview

Fisheye nặng 5,2 kg

Tiêu cự ống kính ảnh hưởng nhiều đến trường nhìn, bố cục và cả hiệu ứng tạo ra trên ảnh. Các ống fisheye 15-16 mm rất được ưa chuộng do mức giá không quá đắt và có thể sử dụng để chụp phong cảnh cũng như chân dung biếm họa rất tối ưu.

  img

Ống kính fisheye tạo hiệu ứng đường tròn - Ảnh: Flick

“Siêu mắt cá” Sigma 4,5 mm hay Sunex 5,6 mm có thể thu được trường nhìn hơn 180 độ trên cả thân máy crop. Nikon 6 mm được hãng thiết kế riêng cho một chuyến thám hiểm Nam Cực. “Hàng khủng” với chất lượng ảnh tuyệt đỉnh này có trọng lượng lên tới 5,2 kg, đường kính 23,6 cm với khả năng bao quát trường nhìn 220 độ. Do vậy, chính những hiệu ứng này tạo ra những cung đường cong làm say đắm các tay nhiếp ảnh, để từ đó, việc sử dụng ống kính fisheye trở thành một nghệ thuật.

Ống fisheye thường là dạng một tiêu cự (fixed lens) nên bạn buộc phải zoom bằng... chân nếu muốn thu gọn đối tượng vào khung hình. Đừng ngại vất vả vì một bức ảnh ấn tượng luôn phải thể hiện được đầy đủ yếu tố của chủ thể cũng như tôn trọng các quy tắc phối cảnh chung.

  img

Fisheye thường được các nhiếp ảnh gia chụp trong ảnh cưới - Ảnh: Quang Liêm

Cũng có khá nhiều ống mắt cá zoom được, chẳng hạn Tokia 10-17 mm f/3.5-4.5, Sigma 15-30 mm f/3.5-4.5, Sigma 12-24 mm f/4.5-5.6... Bạn có thể chọn chúng để dễ dàng hơn khi nhiếp ảnh phong cảnh, dù theo đánh giá, chất lượng của những ống loại này kém hơn nhiều ống fix của chính hãng Nikon và Canon sản xuất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo