xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều vấn đề nóng tại Đối thoại Shangri-La

Hoàng Phương

Các vấn đề được thảo luận nhiều là biển Đông, Triều Tiên, quan hệ Mỹ - Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine, khủng hoảng Dải Gaza...

Đối thoại Shangri-La (SLD) năm nay khai mạc tại Singapore hôm 31-5 và kéo dài đến ngày 2-6. Theo TTXVN, đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến dẫn đầu tham dự hội nghị.

Được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS, trụ sở ở Anh), sự kiện thường niên này thu hút giới lãnh đạo các nước, các bộ trưởng quốc phòng, tư lệnh quân đội, nhà ngoại giao, chuyên gia an ninh, học giả... từ khắp nơi trên thế giới. Năm nay, khoảng 600 đại biểu từ gần 50 quốc gia thảo luận về các vấn đề an ninh ở châu Á, trong đó có biển Đông, Đài Loan (Trung Quốc), Triều Tiên... 

Ngoài ra, quan hệ Mỹ - Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine và khủng hoảng Dải Gaza là những chủ đề được nói đến nhiều.

SLD 2024 có tổng cộng 7 phiên họp toàn thể và 6 phiên họp đặc biệt. Trong ngày 31-5, các đại biểu tham dự 3 phiên họp đặc biệt, xoay quanh các chủ đề "Sự răn đe và trấn an ở châu Á - Thái Bình Dương"; "Hợp tác quốc phòng và an ninh các nước nhỏ"; "Myanmar: Các cơ hội ngoại giao trong bối cảnh tầm nhìn khác nhau về hòa bình". 

Ngoài ra, theo đài NHK, một phiên họp đặc biệt được tổ chức để thảo luận chuyện hợp tác giữa các lực lượng bảo vệ bờ biển ở biển Đông và các vùng biển khác. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản lần đầu tiên được mời tham gia phiên họp.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Trung Quốc Đổng Quân gặp nhau bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 31-5Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Trung Quốc Đổng Quân gặp nhau bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 31-5Ảnh: Reuters

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tối 31-5 (giờ địa phương) có bài phát biểu khai mạc SLD, đề cập vị trí pháp lý và địa chính trị của Philippines đối với biển Đông, cũng như tầm quan trọng của tuyến đường thủy này đối với thương mại toàn cầu. 

Nhà lãnh đạo này cũng nhấn mạnh cam kết của Philippines đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và chủ nghĩa đa phương mang tính xây dựng. 

Ông Collin Koh, chuyên gia tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) nhận định bài phát biểu của ông Marcos sẽ đưa các vấn đề biển Đông vào chương trình nghị sự. Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh thân cận sẽ nêu vấn đề eo biển Đài Loan.

Tại SLD 2024, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Trung Quốc Đổng Quân lần lượt phát biểu trong ngày 1 và 2-6. Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ tiết lộ với Reuters rằng ông Austin sẽ sử dụng bài phát biểu để nói đến các liên minh trong khu vực. 

Theo quan chức này, Washington đã đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc trong vài năm qua liên quan đến việc củng cố các liên minh, tăng cường vị thế lực lượng và đầu tư vào những năng lực cần thiết. Lầu Năm Góc cho rằng các thỏa thuận như dự án quốc phòng AUKUS (giữa Mỹ, Anh, Úc) là dấu hiệu cụ thể về tiến triển đạt được tại khu vực.

Trong số các sự kiện diễn ra bên lề SLD 2024, đáng chú ý là cuộc gặp dự kiến giữa bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc trong ngày 2-6. Nội dung thảo luận chính là tăng cường hợp tác an ninh 3 bên để đối phó "mối đe dọa" từ Triều Tiên. Không lâu sau khi phóng vệ tinh do thám thất bại, Bình Nhưỡng hôm 31-5 cho biết đã phóng 18 tên lửa đạn đạo tầm ngắn trong một cuộc diễn tập, dẫn đến phản ứng mạnh của Seoul. 

Mỹ - Trung coi trọng đối thoại quân sự

Sau cuộc hội đàm trực tuyến vào giữa tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin đã có cuộc gặp song phương bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 31-5. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước kể từ năm 2022.

Tại cuộc gặp, theo tờ The Straits Times, hai bộ trưởng đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường đối thoại quân sự. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết cuộc gặp nói trên kéo dài 75 phút, lâu hơn dự kiến. Quan chức này cho biết hai bên đã trao đổi quan điểm về quan hệ quân sự song phương, vấn đề Đài Loan (Trung Quốc), biển Đông, khủng hoảng Ukraine, xung đột ở Dải Gaza... Cuộc gặp đã có "tác động tích cực" trong việc thúc đẩy sự hiểu biết và tránh tính toán sai lầm.

Theo tờ South China Morning Post, ông Ngô Khiêm thừa nhận hai bên vẫn tiếp tục có các quan điểm khác biệt và một cuộc gặp không thể giải quyết được tất cả vấn đề trong mối quan hệ quân sự song phương. Tuy nhiên, ông này nhấn mạnh việc hai bộ trưởng hội đàm trực tiếp vẫn quan trọng và tốt hơn so với không có cuộc gặp nào. Hai bên cần liên lạc nhiều hơn và điều này sẽ giúp ổn định quan hệ giữa quân đội hai nước.

Trong khi đó, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết ông Austin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì kênh liên lạc quân sự mở giữa hai nước. Bộ trưởng này tuyên bố tàu và máy bay Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động an toàn và có trách nhiệm ở mọi khu vực luật pháp quốc tế cho phép. Ông Austin cũng nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền tự do hàng hải trên biển cả được bảo đảm theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là ở biển Đông".

Xuân Mai


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo