xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Clip Spiderman, Elsa phản cảm tràn lan trên YouTube

Theo Lê Phát (Zing)

Sử dụng hình ảnh nhân vật hoạt hình quen thuộc như Elsa, các clip biến tấu trên YouTube được sản xuất và đăng tải tràn lan, với nội dung hở hang, không phù hợp với trẻ em.

"Tôi thường để cháu (2 tuổi) xem YouTube công chúa Elsa, một lần bất ngờ nhìn thấy hình ảnh hở hang, nhảm nhí nên cấm cháu từ đó không xem nữa", chị Thủy (28 tuổi) ở quận Tân Bình (TP HCM) chia sẻ.

Nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng khi con cái họ thường xuyên theo dõi các nội dung này. "Hôm trước, thấy con bé ở nhà gặp ai cũng lao vào hôn, mình la thì bé bảo 'làm giống công chúa Elsa'. Về kiểm tra lịch sử YouTube thì tá hỏa không biết bé đã xem clip nhảm nhí từ khi nào", một phụ huynh khác bức xúc.


Một video có hình ảnh hở hang, nội dung khá phản cảm đạt được hơn 37 triệu lượt xem trên YouTube.

Một video có hình ảnh hở hang, nội dung khá phản cảm đạt được hơn 37 triệu lượt xem trên YouTube.

Các nhân vật hoạt hình từ Disney, Marvel như công chúa Elsa, Spiderman, Joker, Superman... thường được các nhà sản xuất nội dung sử dụng trong video dành cho trẻ em và được yêu thích.

Một số kênh dạng này từ nước ngoài như SuperheroIRL, Webs & Tiaras - Toy Monster Compilations thường hướng đến nội dung nhẹ nhàng, các tình huống gần gũi với trẻ em hoặc lựa chọn đồ chơi, bánh kẹo...

Gần đây, một số nhà sản xuất nội dung Việt Nam đã học hỏi hình thức này. Tuy vậy, bên cạnh những video đúng tiêu chí trẻ em, nội dung hài hước, vui vẻ, một số kênh lại lợi dụng lồng ghép vào các hình ảnh hở hang, nội dung clip kỳ lạ, nhưng vẫn gắn tag hướng tới đối tượng trẻ em. Các clip trên được gắn từ khóa, gợi ý rất chuyên nghiệp, đạt lượt xem khổng lồ.

Điều đó đồng nghĩa, đã có hàng chục triệu người, không phân biệt trẻ em - người lớn, đã và đang theo dõi những clip có nội dung được đánh giá là không mang tính giáo dục. Trong các video trên, không ít cảnh hở hang, máu me, bạo lực liên tục được lặp đi lặp lại. Thậm chí, nhiều phân cảnh có hình ảnh hôn nhau, gợi dục...

Trước ngày 16-1, theo thông tin tự giới thiệu, các kênh này đăng ký tại Mỹ nhưng vẫn cho phép theo dõi tự do ở Việt Nam. Sau một số phản ánh trên mạng xã hội, hiện các kênh đã khóa nhiều video tại Việt Nam.

Tuy vậy, nếu giả lập địa chỉ IP, người dùng vẫn có thể tìm thấy và xem các clip này. Đáng chú ý, nhiều kênh liên kết với hệ thống network của Yeah1 từ Việt Nam.


Sau khi bị phản ánh, nhiều trong số video này đã bị ẩn hoặc xóa.

Sau khi bị phản ánh, nhiều trong số video này đã bị ẩn hoặc xóa.

Nhiều phụ huynh phản ánh, dù họ lựa chọn clip cẩn thận, hệ thống gợi ý của YouTube thường dẫn đến các video tương tự, trong đó có những video phản cảm. Người dùng hầu như không có khả năng kiểm soát thuật toán gợi ý này.

Một số ý kiến cho rằng ngoài trách nhiệm của nhóm sản xuất nội dung, vấn đề lớn hơn nằm ở đơn vị hỗ trợ network là Yeah1, vì đây là nơi tư vấn từ khóa, quảng cáo, nhắm vùng hay đối tượng tại từng quốc gia.

"Các kênh tương tự ra thế giới thường bị kiểm duyệt mạnh. Khi trẻ con các nước khác xem và biết do Việt Nam sản xuất, nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác", anh Hoàng - một người làm nội dung trên YouTube tại TP HCM nhận định.


Theo thống kê dự tính từ Social Blade, doanh thu mỗi tháng của kênh YouTube phát hành clip hoạt hình phản cảm có thể lên tới gần 30.000 USD.

Theo thống kê dự tính từ Social Blade, doanh thu mỗi tháng của kênh YouTube phát hành clip hoạt hình phản cảm có thể lên tới gần 30.000 USD.

Hiện tại, nhiều nhóm Facebook, diễn đàn mạng đang lên các chiến dịch tẩy chay, báo cáo các kênh trên với YouTube. Họ cho rằng việc tồn tại những nội dung vô bổ, sai lệch, gây ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ nhỏ như vậy là không thể chấp nhận.

"Không thể hiểu vì sao những clip này vẫn vô tư chiếu tại Việt Nam. Bọn nhóc coi cái này có thể bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển tư duy, hình thành những suy nghĩ, tư tưởng lệch lạc, dẫn tới những hậu họa khôn lường về sau", một người dùng mạng xã hội bức xúc.

Vấn đề lớn hơn được đặt ra là vì sao các đơn vị network trong nước vẫn đồng ý liên kết với những kênh có nội dung phản cảm, hướng sai đối tượng. Một số ý kiến đặt nghi vấn có phải vì số lợi nhuận quá lớn thu được đã khiến các network này "nhắm mắt đưa chân", hay còn mục đích nào khác.

Bộ TT TT vừa ban hành Thông tư 38, quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới. Thông tư quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tại nước ngoài sử dụng trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng, dịch vụ tìm kiếm và các loại hình tương tự khác trên mạng để cung cấp thông tin công cộng mà người sử dụng tại Việt Nam có truy cập hoặc sử dụng dịch vụ.

Thông tư khẳng định các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam có quyền thực thi các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện chính sách phát triển, quản lý thông tin trên mạng.

Một điểm nổi bật của Thông tư là cơ quan quản lý Nhà nước có quyền thực hiện các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn yêu cầu trang mạng cung cấp thông tin qua biên giới thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo