xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lang thang mua máy ảnh chợ trời

Theo Bảo Lâm (Sohoa)

Khi lang thang ở những quầy bán máy ảnh trong chợ Nhật Tảo, bạn sẽ gặp vô số máy ảnh "tuổi đời" tới cả chục năm và nếu may mắn, có thể bạn mua được một máy còn chạy tốt với giá hời.

Các quầy bán máy ảnh trong chợ Nhật Tảo không nhiều, số lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay và người bán cũng không bày biện cầu kỳ như những hàng bán điện thoại, loa đài.


Ống kính cũ được bày bán trên những tầm bìa nham nhở.

Ống kính cũ được bày bán trên những tầm bìa nham nhở.

Góc đường Lý Thường Kiệt, bà Ánh (67 tuổi) đã bán ở đây cả chục năm trời, mời chào: "Mua đi chú, giá rẻ lắm, ống kính chỉ 300 nghìn đồng thôi, đồng giá, muốn mua cái nào cứ lựa. Còn hai máy ảnh, một cái 300 và một cái 400 nghìn".

Quầy hàng của bà đơn giản chỉ là một cái bàn trải tấm bìa carton nham nhở, trên đó bày khoảng 15-20 ống kính cũ và phụ kiện. Do không có tủ kính nên đa số ống kính và máy ảnh đều bám đầy bụi, một số còn bám rêu mốc không thể lau chùi. Bà Ánh cho hay, ống kính đến từ các thương hiệu Canon, Nikon, Tamron, Tokina..., có mẫu tuổi đời gần 20 năm, có mẫu mới vừa sản xuất được mấy năm. Phần lớn đều là do người ta mang đến nhờ bán nên bà cũng không rõ nguồn gốc.

Hai máy ảnh bà Ánh đề cập tới là Canon EOS 1000F ra đời từ những năm 90, chiếc còn lại là Pentax MZ-7 sản xuất năm 1999. Cả hai đều là máy phim, rất cũ và gần như không còn sử dụng được. Bà Ánh nói, mấy mẫu này chủ yếu bán cho những người sưu tầm. Còn máy kỹ thuật số ống kính rời lâu lâu mới có đồ mới do người ta gửi bán, mấy hàng này giá rẻ nên bán nhanh.

Cách quầy hàng của bà Ánh không xa là một cửa hàng khác, có tủ kính bày những mẫu máy mới hơn. Anh Nam, chủ cửa hàng, nâng lên đặt xuống chiếc máy cơ Nikon F-601 ra đời từ năm 1991 và chiếc Olympus OM-1 có từ 1972. "Máy cơ hầu hết không sử dụng được, giá cũng khoảng 400.000 trở lại thôi. Nếu mua về sưu tầm thì được, chứ không thể dùng được nữa vì tất cả đều hỏng rồi", anh nói. Nếu muốn mua máy ảnh để dùng, đời cũ hay đời mới đã qua sử dụng anh đều có, nhưng phải đặt hàng.

Anh Nam kể, trước đây khu vực Nhật Tảo có khá nhiều quầy máy ảnh, ống kính, phụ kiện ảnh... giống cửa hàng của anh, thậm chí bán tràn ra cả vỉa hè như điện thoại cũ, nhưng giờ bị thu hẹp lại nhiều. "So với điện thoại, máy ảnh, ống kính cũ bán khó hơn do hạn chế về khách hàng. Giờ người ta cũng ít đến chợ mà hay tìm các cửa hàng máy cổ, hoặc chợ 'phiên' diễn ra vào cuối tháng nhiều hơn", anh bày tỏ.


Ống kính, máy ảnh kỹ thuật số và phụ kiện lẫn lộn.

Ống kính, máy ảnh kỹ thuật số và phụ kiện lẫn lộn.

Anh Phạm Tống Kiên, một người hơn 10 năm mua hàng cũ ở Nhật Tảo, cho biết: “Đi chợ máy ảnh cũ quan trọng nhất là phải tinh ý, kể cả mua về sưu tầm hay sử dụng cũng cần xem kỹ. Khi cầm máy, cần để ý xem bên ngoài thế nào. Nếu chỉ là một vài vết xước vẫn có thể chấp nhận được bởi đó là vết tích không tránh khỏi khi sử dụng máy, nhất là máy có tuổi đời hàng chục năm. Nhưng nếu máy có vết nứt, dù là nhỏ cũng nên lưu ý, bởi rất có thể nó đã chịu va đập nhẹ. Còn có vết nứt lớn hoặc móp méo… rất có thể đã bị va đập mạnh”.

Theo anh Đăng Tuấn, chuyên gia máy ảnh của diễn đàn Tinh Tế, khi mua phải kiểm tra kỹ các ốc vít xem có bị xước, toét hay không - mục đích là để xem máy đã qua sửa chữa hay chưa. Anh Tuấn cho rằng, ở chợ trời như Nhật Tảo, hầu hết máy ảnh đã bị can thiệp, "nhưng biết đâu, sẽ có người gặp may", anh hóm hỉnh nói.

Ngoài thân vỏ, người mua cần phải khởi động máy và kiểm tra các phím bấm xem có nhạy hay không, hoạt động còn chính xác không. Riêng nút chụp, cần kiểm tra kỹ nhất bời đây là nút được sử dụng nhiều nhất.

Với ống kính, anh Tuấn cho rằng cũng cần phải kiểm tra ốc vít. Nhưng quan trọng hơn, người mua nên xem kỹ xem có bụi, xước, bên trong có bụi bám, mốc, rễ tre hay không, sau đó thử gắn vào máy ảnh và zoom xem motor có phát ra tiếng kêu lớn hay không.

Với máy ảnh phim, anh Huy (quận Thủ Đức), một người buôn bán máy phim lâu năm, cho rằng, loại này có những đặc điểm riêng và không máy nào giống máy nào. Nhưng nếu lựa chọn được máy còn dùng tốt phải cần lưu ý một số điểm cơ bản. Trước tiên, phải đóng mở vài lần xem khớp máy có kín không, có bị ánh sáng lọt vào trong không. Có thể ngửi xem máy có mùi lạ không, tránh trường hợp từng bị rơi nước, bị ẩm nặng... Tiếp đó, nên mở lưng máy xem bị trầy xước nhiều hay ít, màn trập có tì vết gì. Đưa mắt vào khung ngắm, nhìn kỹ xem vòng tròn canh nét có bị trầy không. Thử gạt cần phim từng nấc một, sau đó lắng nghe sự đóng/mở của màn trập xem thế nào, lưu ý phải nghe rõ ở nấc tốc độ thấp và giảm dần.

Về hình thức, người mua máy phim nên xem xét các vấn đề về khớp gắn ống kính vào máy, nếu bị trầy nhiều hoặc vênh méo thì không nên mua. Nếu có thể, cũng nên xem bên trong có rỉ sét gì không, bởi thường các máy cũ để lâu ngày không vệ sinh, hoặc chủ nhân quên tháo pin, axit sẽ chảy ra và ăn mòn kim loại, kể cả linh kiện bên trong.

Cuối cùng, do món hàng tại chợ trời thế này đã quá rẻ so với thị trường, nên việc chấp nhận may rủi được nhiều người mua coi như là mặc định, và chuyện bảo hành hay không tùy thuộc vào "giao kèo" khi mua.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo