xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Nghiệt ngã” bản quyền YouTube

PHẠM HỒNG PHƯỚC

“Bản quyền của YouTube” và “bản quyền từ YouTube” là 2 vấn đề phức tạp, ẩn chứa nhiều rắc rối đối với người dùng

Mạng YouTube (ra đời năm 2005 và hiện do Google làm chủ) đang trở thành một trong những mạng truyền thông xã hội mạnh nhất thế giới, không chỉ với quy mô toàn cầu mà còn bởi kho video clip khổng lồ đang cung cấp cho mọi người.

15 tỉ lượt người xem mỗi tháng

Sức tăng trưởng của YouTube thật khủng khiếp, tầm mức phổ cập của nó càng được mở rộng hơn với tốc độ nhanh hơn theo trào lưu smartphone có tính năng xem video online và có khả năng ghi video để post lên chia sẻ trên YouTube. Từ điển bách khoa Wikipedia cho biết: Bản Beta của YouTube ra đời tháng 5-2005 và 4 tháng sau đã có video đầu tiên đạt số lượng lượt xem tới 1 triệu view. Vào thời điểm YouTube hoạt động chính thức ngày 15-12-2005, mạng này đã đạt được 8 triệu lượt xem mỗi ngày. Tới tháng 7-2006, YouTube có hơn 65.000 video mới được tải lên mỗi ngày và đạt 100 triệu lượt xem mỗi ngày. Năm 2014, YouTube “khoe” mình đã đạt mức bình quân 300 giờ video được tải lên mỗi phút, tăng gấp 3 lần chỉ hơn 1 năm trước đó.

img
Đoạn phim thuộc sở hữu của ông Bùi Minh Tuấn được VTV sử dụng trong chương trình “Ký ức - Còn mãi với thời gian”, phát sóng trên VTV (ảnh trên) và đưa lên YouTube đã bị YouTube khóa sau khi xảy ra tranh chấp. Ảnh: Tường Hân
Đoạn phim thuộc sở hữu của ông Bùi Minh Tuấn được VTV sử dụng trong chương trình “Ký ức - Còn mãi với thời gian”, phát sóng trên VTV (ảnh trên) và đưa lên YouTube đã bị YouTube khóa sau khi xảy ra tranh chấp. Ảnh: Tường Hân

YouTube là “thiên hạ vô đối”, được coi là nhà cung cấp chương trình truyền hình và video clip lớn nhất thế giới, thu hút hơn 15 tỉ lượt người xem mỗi tháng.

Vì thế, không có gì phải ngạc nhiên khi hầu hết các hãng truyền hình, hãng phim lớn nhỏ trên thế giới đều hợp tác với YouTube để mở những kênh riêng. Ngay cả quốc hội và Nhà Trắng của Mỹ cũng có kênh riêng trên YouTube. Nhiều báo và tạp chí in hay điện tử cũng mở kênh YouTube.

Nhưng bao trùm lên tất cả ở chỗ YouTube chính là kênh truyền hình cá nhân của mọi người. Chỉ cần đăng ký trở thành thành viên của YouTube là mọi cá nhân có thể chia sẻ các video của mình cho cả thế giới.

“Chơi đẹp”

Điều được cộng đồng mạng đánh giá là “chơi đẹp” khi YouTube chấp nhận hợp tác cùng kinh doanh với các đối tác và chia sẻ lợi nhuận cho những người tạo ra nội dung trên YouTube. Nói nôm na là thành viên nào sáng tạo được video clip càng nhiều người xem thì càng được chia nhiều tiền hơn. Hồi tháng 5-2013, YouTube đưa ra chương trình thử nghiệm cho phép 53 kênh có thuê bao được thu tiền từ người xem với mức từ 0,99 - 6,99% USD/tháng. Tuy nhiên, tuyệt đại đa số nội dung trên YouTube vẫn là miễn phí và mạng này thu lợi từ chi phí quảng cáo được chèn vào các video. Trong khuôn khổ chương trình đối tác Partner Program áp dụng từ tháng 5-2007, doanh thu từ quảng cáo chèn vào video sẽ được chia 45% cho YouTube và 55% cho người cung cấp video. Vào năm 2013, một quảng cáo “pre-roll” (chiếu trước khi video chính được phát) có mức thu từ nhà quảng cáo là 7,6 USD cho mỗi 1.000 lần xem. Nếu như video đó có sức hấp dẫn người ta xem được một nửa, chủ nhân sẽ được nhận 2,09 USD cho mỗi 1.000 lần xem (tức là phân nửa so với khi video được xem trọn vẹn). Cách tính này vừa khuyến khích người tạo nội dung đầu tư nhiều hơn vừa tránh tình trạng “gian lận” chỉ cần mở ra rồi đóng lại là vẫn “ăn tiền”. YouTube có 500 đối tác kiếm được hằng năm từ 100.000 USD trở lên. Riêng 10 đối tác có doanh thu cao nhất trong năm 2012 kiếm được từ 2,5-12 triệu USD từ các video trên YouTube.

Chính vì sự phổ cập quá lớn và có thể kiếm được khoản tiền không nhỏ của YouTube mà người ta đua nhau tạo ra hay “sưu tầm” các video clip để post lên hoặc là để nổi tiếng hoặc là để kiếm nhiều tiền. Từ đó, phát sinh vấn đề bản quyền ngày càng phức tạp và gay gắt.

“Lộn xộn” là treo tài khoản

Để hạn chế tình trạng bị kiện tụng vì chia sẻ các nội dung vi phạm bản quyền, YouTube đã đề ra những quy định về bản quyền phải nói là nghiệt ngã và phức tạp.

Theo đó, nếu bị một “cú đánh bản quyền” (copyright strike), tức là bị chủ nhân của nội dung có bản quyền đó khiếu nại với YouTube và đưa ra yêu cầu pháp lý đòi YouTube phải xóa toàn bộ video vi phạm, bạn sẽ không chỉ bị gỡ bỏ video bị “chiếu tướng” mà còn bị YouTube treo tài khoản trong 6 tháng. Trong 6 tháng đó, kênh YouTube của bạn bị khóa một số tính năng, đặc biệt là không còn được kiếm tiền qua quảng cáo và chỉ được post các video có độ dài dưới 15 phút. Nếu trong vòng 6 tháng bị “án treo” mà bạn dính tổng cộng 3 “cú đánh bản quyền”, bạn bị coi là “ngoan cố hết thuốc chữa” và sẽ bị YouTube “xử trảm” toàn bộ tài khoản của mình, có nghĩa là bạn mất tài khoản YouTube và bị xóa tất cả video đã từng tải lên. YouTube răn đe rằng một khi đã bị xóa bỏ tài khoản vì phạm lỗi, người dùng sẽ không thể tạo tài khoản mới được. Tất nhiên, bạn chỉ có thể tạo tài khoản mới với “lý lịch” và “nhân thân” khác.

Hầu hết các vi phạm bản quyền ở YouTube có liên quan tới âm nhạc. Khi chèn nhạc nền cho video mình, bạn rất dễ bị dính lỗi này. Điều nghiệt ngã là có những khi bạn quay một video ở một nơi hay trong một sự kiện đang phát nhạc, bạn cũng có thể bị dính lỗi bản quyền. Cũng may là trong phần lớn lỗi âm nhạc này, bạn chỉ bị lưu ý và chủ nhân bản quyền có thể cho phép video đó tiếp tục ở trên YouTube nhưng phải chịu chèn quảng cáo vào và doanh thu từ quảng cáo sẽ được trả cho chủ nhân bản quyền đó. Dù sao, bạn cũng còn hên chứ nếu bị đòi gỡ video thì “toi mạng”. YouTube có quy định mở rằng nếu chỉ trích đoạn nhỏ và không phải là đoạn “chủ chốt” trong bản nhạc thì không sao.

Tất nhiên, bị nặng nhất vẫn là việc bê nguyên xi video của người khác về đưa lên kênh của mình. Ngay cả việc trích một đoạn từ video của người khác, đặc biệt là những người đã được YouTube cấp cho tính năng Content ID, cũng dễ bị coi là vi phạm bản quyền nặng tới mức phải gỡ bỏ video.

Bị phạt tiền nếu vi phạm quyền tác giả

Theo bà Hoàng Tố Như, Phó Phòng Sở hữu trí tuệ Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM, ở Việt Nam, việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích thương mại mà không xin phép, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả thì bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định tại điều 28.8 Luật Sở hữu trí tuệ. Tại điều 29.2 (a) Nghị định 131/2013/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả. T.Hân

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo