Đó là câu chuyện đặc biệt của cụ Hoàng Ân (sinh năm 1933) ở Tân Phượng, Tân Mỹ, Bắc Giang. Hiện đang là sinh viên năm thứ 4, ngành Luật Kinh tế, Trường Đại học Mở Hà Nội.
"Cụ sinh viên" Hoàng Ân nguyên là Kế toán trưởng Công ty Ngoại thương Hà Bắc thập niên 70, 80 thế kỷ trước. Hỏi cụ Ân vì lý do gì mà phải đợi cho tới khi tuổi đã "gần kề miệng lỗ" rồi mới đăng ký đi học thì cụ bảo: "Trước đó, tôi còn phải lo cho con cái ăn học rồi dựng vợ gả chồng. Đến giờ khi 10 đứa con của tôi đã yên bề gia thất, nói chung là đã thanh thản rồi thì tôi mới dám nghĩ đến chuyện học hành của riêng mình".
Thẻ sinh viên Trường ĐH Mở của 'cụ sinh viên' 84 tuổi.
Ngày bé, khi mới học lớp 2, vì hoàn cảnh chiến tranh li tán, cụ phải nghỉ giữa chừng, mấy năm sau mới quay lại học được đến lớp 8. Sau đó một thời gian, cụ đi bộ đội và đi làm.
Năm 1965, quay trở lại con đường học, cụ Ân thi vào ngành Kế toán - Trường Cán bộ Tài chính kế toán Ngân hàng Trung ương, nay là Học viện Tài chính. Trải qua 6 năm học: 1 năm học dự bị và 5 năm học tập trung, năm 1970 cụ mới tốt nghiệp đại học.
Sau hơn 20 năm công tác tại Công ty Ngoại thương Hà Bắc, năm 1989, cụ nghỉ hưu. Ở nhà, cụ tiếp tục mày mò nghiên cứu lịch sử.
Bằng tốt nghiệp đại học năm 1970, cụ Ân vẫn lưu giữ cẩn thận.
Nói về lí do chọn ngành Luật, cụ Hoàng Ân chia sẻ: “Học luật là để phục vụ cho đam mê viết sử, nó làm cho viết sử hay và xúc tích hơn. Hơn nữa, học luật còn giúp bà con giải quyết nhiều khúc mắc trong sinh hoạt, trong gia đình như quyền thừa kế, thủ tục đất đai nhà cửa, quy định pháp luật về hôn nhân, quyền và nghĩa vụ công dân…
Nhiều khi bà con không nắm được luật nên dễ bị mắc sai lầm khi xảy ra tranh chấp hay vướng mắc khó gỡ, mình biết về luật nên nói cho bà con nghe và hiểu".
Cụ Ân học luật là để phục vụ cho đam mê viết sử.
Cụ Thành kể: "Tôi nung nấu ý định đi học, sau đó vào nhà ông Ân nói cho ông ấy về dự định đó. Không ngờ ông Ân ủng hộ luôn. Ông ấy bảo ông ấy cũng muốn đi học cùng. Ban đầu ông Ân còn tưởng chúng tôi phải xuống tận Hà Nội học. Nhưng tôi bảo, Viện Đại học Mở họ có cả cơ sở ở Bắc Giang nên không phải đi đâu xa. Sau đấy, cụ Ân còn rủ cả ông Ngô Thế Hưng (60 tuổi) là người cùng thôn đi học cùng".
Bình luận (0)