icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những "chiếc ô" của Hậu "pháo"

Nguyễn Hưởng

(NLĐO)- Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "pháo") đã dùng tiền, lợi ích vật chất để móc nối, cấu kết với nhiều cựu lãnh đạo địa phương để thâu tóm các gói thầu.

Theo cáo trạng vụ án Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn), doanh nghiệp này được Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "pháo", SN 1981, quê Vĩnh Phúc) thành lập từ năm 2004 ở huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc). Để phục vụ hoạt động kinh doanh, bị can còn thành lập, điều hành Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và bất động sản Thăng Long và một số công ty khác, hình thành hệ sinh thái Phúc Sơn.

Những "chiếc ô" của Hậu "pháo"- Ảnh 1.

Bị can Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "pháo")

Tuy nhiên, chỉ sau vài năm thành lập, Tập đoàn Phúc Sơn do Hậu làm chủ tịch đã trúng những gói thầu lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Đáng chú ý, ngay cả những công trình vẫn trong trạng thái bình thường, nhưng nhờ có sự "chống lưng" của một số cựu quan chức cấp tỉnh, các bị can đã thông đồng, "phù phép" để mở đường cho Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu trái pháp luật.

Tài liệu điều tra thể hiện năm 2010, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Dự án cải tạo, nâng cấp Đê tả sông Hồng (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Theo kế hoạch, dự án sẽ phân chia thành 9 gói thầu, trong đó đấu thầu rộng rãi đối với gói số 1 và số 3.

Do Tập đoàn Phúc Sơn không đủ năng lực, kinh nghiệm, Hậu đã liên hệ, đặt vấn đề với bí thư tỉnh ủy thời điểm đó là ông Phạm Văn Vọng và chủ tịch UBND tỉnh Phùng Quang Hùng để nhờ tạo điều kiện cho doanh nghiệp này được tham gia với hình thức chỉ định thầu.

Mặc dù, không có cơ sở để áp dụng việc chỉ định thầu, bị can Phùng Quang Hùng đã chỉ đạo Văn phòng UBND tỉnh yêu cầu huyện Vĩnh Tường và các đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ pháp lý. Trong đó, bao gồm: Hình ảnh khu vực bị lún sụt, mạch đùn, mạch sủi đe dọa an toàn công trình; biên bản của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng về các sự cố xảy ra trong mùa mưa bão… nhằm tạo dựng tính cấp bách để hợp thức việc chỉ định thầu cho Tập đoàn Phúc Sơn. 

"Trên thực tế, báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc thể hiện tuyến Đê tả sông Hồng trong tình trạng bình thường không thuộc diện khẩn cấp"- cáo trạng nêu rõ.

Những "chiếc ô" của Hậu "pháo"- Ảnh 2.

Nhiều cựu quan chức các tỉnh bị vướng vòng lao lý trong vụ án. Ảnh: I.T.

Tài liệu điều tra cũng thể hiện sau đó các bị can đã thông đồng, móc ngoặc làm báo cáo tài chính nâng khống doanh thu, hợp thức hồ sơ dự thầu nộp UBND huyện Vĩnh Tường để được phê duyệt trúng thầu theo hình thức chỉ định thầu. Sau đó, Tập đoàn Phúc Sơn được trúng thầu với hình thức chỉ định thầu. Trong đó, dự toán gói thầu số 1 Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu là hơn 47 tỉ đồng và gói thầu số 3 là 1.045 tỉ đồng.

Theo cáo buộc, trong quá trình tổ chức thi công, UBND huyện Vĩnh Tường không thực hiện vai trò quản lý, giám sát của Chủ đầu tư, để Tập đoàn Phúc Sơn sử dụng 5 Công ty khác không được Chủ đầu tư phê duyệt làm nhà thầu phụ để thi công. Sau đó, Tập đoàn Phúc Sơn yêu cầu các Công ty này cắt chuyển lại 58,441 tỉ đồng tiền % khối lượng hoàn thành thi công.

Ngoài ra, đối với các hạng mục trực tiếp thi công, Nguyễn Văn Hậu đã yêu cầu 11 đơn vị cung cấp vật tư, vật liệu chuyển lại 231,176 tỉ đồng tiền chênh lệch vật tư, vật liệu. Qua đó, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn hưởng lợi bất chính, gây thiệt hại gần 290 tỉ đồng.

Những "chiếc ô" của Hậu "pháo"- Ảnh 3.

Cựu bí thư Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng. Ảnh: I.T.

Sau khi được tạo điều kiện trúng thầu, Nguyễn Văn Hậu đã đưa tiền "cảm ơn" cho cựu bí thư Tỉnh ủy Phạm Văn Vọng 2 tỉ đồng vào cuối năm 2013 tại nhà riêng của Vọng ở xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc; Phùng Quang Hùng, cựu chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 30.000 USD vào đầu năm 2012 tại Phòng làm việc ở trụ sở UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Hà Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc số tiền 300 triệu đồng vào đầu năm 2012 tại Phòng làm việc sở trụ UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngoài sai phạm nêu trên, theo cáo trạng, Hậu "pháo" đã lợi dụng mối quan hệ, dùng tiền, lợi ích vật chất để móc nối, cấu kết với một số cựu lãnh đạo tại các địa phương, thâu tóm các gói thầu từ Bắc vào Nam để trục lợi. Theo đó, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn đã chi 132 tỉ đồng hối lộ nhiều cựu lãnh đạo tỉnh, gây thiệt hại hơn 1,1 ngàn tỉ.

Đáng chú ý, trong vụ án này có 5 cựu bí thư tỉnh ủy vướng lao lý gồm: Hoàng Thị Thúy Lan và Phạm Văn Vọng, đều là cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; Ngô Đức Vượng, Nguyễn Doãn Khánh, cựu bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ; Lê Viết Chữ, cựu bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Cả năm cựu bí thư tỉnh ủy bị truy tố về tội Nhận hối lộ hoặc Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo