xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nở rộ "dịch vụ" học hộ, thi hộ (*): Té ngửa vì trót tin "dịch vụ"

Bài và ảnh: HUẾ XUÂN

Người thi hộ cam đoan sẽ thi trên 8 điểm, thế nhưng khi vào hệ thống xem điểm, sinh viên "lạnh người" vì chỉ đạt 4,4 điểm phải học lại môn. Tiền mất và hậu quả ê chề khi bị phát hiện học hộ, thi hộ

Trong vai một sinh viên phải về quê có việc gấp, cần người học hộ lâu dài tại một trường ĐH ở TP HCM, chỉ trong 1 giờ, chúng tôi nhận được 20 tin nhắn vào Zalo chào mời.

"Dịch vụ" không như hứa hẹn

Tài khoản M. Thanh "chào hàng": "Mình là nữ, sinh viên trường U., có kinh nghiệm học hộ nhiều lần, nếu an tâm thì hợp tác với mình". Thanh hoàn toàn không quan tâm người thuê cần thuê học môn gì, ngày giờ thế nào mà nhanh chóng ngã giá: "900 - 1.000.000 đồng/ môn" - đây giá ưu đãi dành cho người sử dụng "dịch vụ" lâu dài.

Khi chúng tôi tỏ vẻ chưa tin tưởng, Thanh gửi tài khoản và thông tin của một sinh viên khác, nói rằng đây cũng là người học hộ, thi hộ uy tín, đó là bạn của Thanh. Nếu không an tâm có thể thuê bạn của Thanh cũng được.

VIDEO: Sôi động “chợ” học hộ, thi hộVIDEO: Sôi động “chợ” học hộ, thi hộ

(NLĐO) - Tưởng chừng các hội nhóm trên mạng xã hội có tên gọi tích cực, nhân văn như "hỗ trợ học tập", "học tập uy tín", "cùng nhau qua môn"… đang hỗ trợ sinh viên học tập đúng nghĩa, song sự thật hoàn toàn ngược lại.

Chia sẻ vào nhóm chat, tài khoản Minh A. (Hà Nội) cho biết khá sốc khi điểm thi môn kinh tế vi mô chỉ có 4,4 điểm khác hẳn so với những gì mà người cung cấp "dịch vụ" khẳng định ban đầu. "Phí thi hộ là 500.000 đồng, sau khi thi xong mình đã chuyển trước 200.000 đồng, dự định sau khi có điểm thi sẽ chuyển phần còn lại. Thế nhưng mọi thứ hoàn toàn "vỡ mộng", mình thậm chí còn không được điểm trên trung bình" - A. thổ lộ.

Là người từng sử dụng "dịch vụ" này, Bảo T., sinh viên một trường ĐH cho biết "té ngửa" khi nhận bài tiểu luận. Vì lịch làm việc quá dày đặc, về đến nhà cũng đã nửa đêm, T. không còn sức để làm tiểu luận. Với giá tiền 200.000 đồng, T. thuê một sinh viên, người này hứa 2 ngày sau sẽ có bài. Sau khi nhận tiểu luận, T. dùng công cụ quét thì bất ngờ phát hiện 78% là do Chat GPT viết. "Mình kiểm tra được thì giảng viên cũng kiểm tra được, nếu giảng viên phát hiện thì rớt môn là chắc chắn" - T. nói.

Biến tướng, nhiều hệ lụy

Cuối tháng 4-2024, trên nhóm Cộng đồng sinh viên ĐH Nông Lâm TP HCM xuất hiện một bài đăng bày tỏ bức xúc khi có người lạ vào lớp học hộ khiến một sinh viên khác bị trừ điểm oan.

Tài khoản A. cho biết trong lúc nghe giảng bài, sinh viên nữ lạ mặt có hành động khiến giảng viên chú ý. Khi giảng viên yêu cầu đọc tên để trừ điểm trong danh sách lớp, người học hộ đã đọc đại một tên bất kỳ và vô tình trùng tên với một bạn nữ khác đang học trong lớp. Thế là bạn nữ đó bị trừ điểm oan và dĩ nhiên người lạ mặt không hề lên tiếng đính chính. Cuối tiết học, sinh viên "chính chủ" phải gặp riêng giảng viên để xin thầy không trừ điểm mình.

"Khi sinh viên học hộ làm sai nhưng không dám nhận lỗi, để ảnh hưởng đến người khác. Chỉ vì số tiền học hộ vài trăm ngàn mà hành xử thiếu văn hóa, nói nặng hơn là gian dối chồng gian dối, sai rồi lại sai, cố tình qua mặt giảng viên và toàn thể sinh viên lớp học" - A. bức xúc.

Giám sát phòng thi Trường ĐH Công Thương TP HCM, đây là một trong những giải pháp nhằm phát hiện thi hộ

Giám sát phòng thi Trường ĐH Công Thương TP HCM, đây là một trong những giải pháp nhằm phát hiện thi hộ

Bài đăng nhanh chóng nhận nhiều phản hồi từ sinh viên của Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, nhiều sinh viên bức xúc khi tình trạng học hộ xuất hiện trong giảng đường ngày một nhiều hơn, khiến môi trường học tập không còn công bằng, bình đẳng. Môi trường giáo dục không thể xuất hiện những trường hợp gian lận và nói dối trắng trợn như vậy.

Không riêng gì Trường ĐH Nông Lâm, các trường ĐH khác ở TP HCM cũng có tình trạng tương tự. Thanh Khoa, sinh viên Trường ĐH Công Thương TP HCM, cho biết từng gặp phải trường hợp sinh viên lạ mặt vào lớp học hộ. Đa số trường hợp học hộ xuất hiện trong các tiết học đại cương. Tùng Thuận, sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, từng phát hiện bạn học cùng lớp thuê người làm đồ án kết thúc môn.

Thuận cho biết những người sử dụng "dịch vụ" này cũng là bạn cùng lớp, nếu "bốc phốt" thì khả năng bạn bị kỷ luật trước hội đồng trường là chắn chắn. Vì thế, đa số các trường hợp phát hiện đều được "nhắm mắt cho qua".

Nở rộ 'dịch vụ' học hộ, thi hộNở rộ "dịch vụ" học hộ, thi hộ

Không cần đến lớp, làm bài kiểm tra hay đi thi, chỉ cần bỏ một số tiền thì sinh viên sẽ được nhà cung cấp "dịch vụ" hỗ trợ trót lọt các môn học, "bao điểm đẹp"

TS Lê Thế Tài, Trưởng Phòng Công tác sinh viên - Trường ĐH Luật TP HCM, cho cho biết không riêng gì Việt Nam, tình trạng học hộ, thi hộ xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. "Năm 2023, Trường ĐH Luật TP HCM phát hiện sinh viên trường nhờ người ngoài vào thi hộ. Chỉ qua vài câu hỏi, cán bộ coi thi đã khẳng định đây là người lạ trà trộn vào. Sinh viên thuê người học hộ bị nhà trường kỷ luật đình chỉ học một năm" - TS Tài cho biết.

ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Công Thương TP HCM, cho rằng sinh viên đang rơi vào vòng luẩn quẩn. Sinh viên đi làm thêm để kiếm tiền trang trải việc học, đến khi lịch làm việc quá dày thì sinh viên lại nảy ra ý định thuê người học hộ, thi hộ.

"Không đến lớp thì không có kiến thức, kết quả học tập cũng như tờ giấy trắng. Nhà trường luôn có những bài kiểm tra bất chợt, thi cuối kỳ cũng rất nghiêm ngặt, chắc chắn sinh viên sẽ không đủ điều kiện qua môn. Như vậy, sinh viên lại phải tăng cường đi làm thêm, kiếm tiền đóng học phí học lại, đây là cách xử lý rất mất thời gian và tiền bạc" - ThS Sơn nhấn mạnh. 

Học hộ: Việc nhẹ, lương cao?

Điều đáng nói là phía sau các trang mạng trao đổi "dịch vụ" sôi nổi là rất nhiều sinh viên đang học các trường ĐH đứng ra nhận đi học hộ để lấy tiền. Minh H. - sinh viên một trường ĐH ở TP HCM cho biết ngoài thời gian học trên trường, H.còn tranh thủ kiếm thêm bằng cách đi học hộ. Với mỗi "dịch vụ" hoàn thành trót lọt, H. có số tiền từ 200.000-300.000 đồng. Không phải đi làm thêm tại các cửa hàng, quán ăn nóng nực, H. cảm thấy công việc học hộ này khá nhàn. Với những tiết học điểm danh đầu giờ, không yêu cầu chép bài thì chỉ mất khoảng 30 phút là H. xong nhiệm vụ.

Tuy nhiên, không phải lần nào cũng "dễ ăn", H. cho biết mình vừa bị bùng tiền công, khi xong việc thì tài khoản Facebook thuê học hộ chặn liên lạc.

"Mình đi học hộ là điều sai rồi, mình cũng đang là sinh viên. Vì vậy, khi bị quỵt mất tiền công thì mình chỉ biết im lặng. Nếu làm lớn, kiện tụng hay báo cáo cho trường thì cả 2 trường ĐH cũng sẽ vào cuộc" - H. thở dài.

Nở rộ "dịch vụ" học hộ, thi hộ (*): Té ngửa vì trót tin "dịch vụ"- Ảnh 4.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 22-5

Kỳ trước: Nở rộ "dịch vụ" học hộ, thi hộ

Kỳ tới: Tăng "mắt thần", truy cứu trách nhiệm

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo