xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi lo xung đột lan rộng ở Trung Đông

Hoàng Phương

Ngoại trưởng Mỹ, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu và bộ trưởng Ngoại giao Đức đều đến Trung Đông để thúc đẩy nỗ lực ngoại giao

Quân đội Israel hôm 7-1 cảnh báo về "một cuộc chiến khác" sau khi cho biết phong trào Hezbollah ở Lebanon đã tấn công một căn cứ kiểm soát không lưu của nước này.

Căng thẳng gia tăng tại khu vực biên giới Israel-Lebanon khiến sứ mệnh ngoại giao của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Trung Đông thêm phần cấp thiết và phức tạp. 

Phát biểu tại Qatar hôm 7-1, ông Blinken cảnh báo nguy cơ cuộc xung đột mới này gây nhiều bất ổn an ninh và đau khổ hơn. Qatar và Jordan là các chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Trung Đông của Ngoại trưởng Mỹ. 

Tại Jordan cùng ngày, Quốc vương Abdullah thúc giục ông Blinken sử dụng ảnh hưởng của Mỹ đối với Israel để thúc ép một lệnh ngừng bắn tức thì ở Dải Gaza. Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Ả Rập Saudi là những điểm đến tiếp theo của ông Blinken trong ngày 8-1. Sau đó, Ngoại trưởng Mỹ dự kiến đến Israel và Ai Cập.

Nỗi lo xung đột lan rộng ở Trung Đông- Ảnh 1.

Thủ tướng Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al Thani (phải) và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại cuộc họp báo ở Doha hôm 7-1. Ảnh: REUTERS

Trong bối cảnh xung đột giữa Israel và nhóm vũ trang Hamas ở Dải Gaza bước vào tháng thứ 4, tình trạng leo thang đụng độ giữa Israel và phong trào Hezbollah (được Iran hậu thuẫn) làm phức tạp thêm nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn xung đột lan rộng tại khu vực. 

Quân đội Israel cho biết Hezbollah bắn trúng căn cứ kiểm soát không lưu nhạy cảm trên đỉnh núi Meron hôm 6-1 nhưng hệ thống phòng không của Israel không bị ảnh hưởng vì có hệ thống dự phòng. Đây được xem là một trong những cuộc tấn công nghiêm trọng nhất của Hezbollah kể từ khi xung đột Israel - Hamas diễn ra.

Hezbollah gọi đây là động thái đáp trả ban đầu đối với vụ sát hại ông Saleh al-Arouri, phó thủ lĩnh Hamas, ở thủ đô Beirut - Lebanon vào tuần trước. Israel được cho là đứng sau vụ ám sát này. Israel cho đến giờ tìm cách hạn chế đụng độ ở miền Bắc đất nước. 

Dù vậy, giới lãnh đạo Israel tuyên bố họ đang mất dần kiên nhẫn và nếu căng thẳng không thể giải quyết thông qua con đường ngoại giao, nước này sẵn sàng sử dụng vũ lực ngay cả khi năng lực quân sự của Hezbollah vượt trội Hamas.

Cũng có mặt ở Trung Đông còn có ông Josep Borrell, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU).

 Ông Borrell đến Lebanon hôm 5-1 trong nỗ lực ngoại giao nhằm giảm căng thẳng tại biên giới giữa nước này và Israel. Ông lần lượt có các cuộc hội đàm với Thủ tướng tạm quyền Najib Mikati và Tư lệnh quân đội Joseph Aoun của Lebanon trong 2 ngày 6 và 7-1. 

Trả lời phỏng vấn hãng tin EFE (Tây Ban Nha) hôm 7-1, ông Borrell cho rằng Hezbollah không tìm kiếm chiến tranh với Israel nhưng tình hình trở nên xấu đi sau vụ tấn công gần đây nhằm vào Hamas ở Lebanon. 

Còn tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ Blinken cùng ngày, Thủ tướng Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al Thani nhận định vụ việc này cũng có thể ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán phức tạp về việc thả thêm con tin Hamas đang cầm giữ.

Một chuyến đi đáng chú ý khác đến Trung Đông là của Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock, với điểm đến đầu tiên là Israel ngày 7-1. Phát biểu sau các cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Yisrael Katz và Tổng thống Yitzhak Herzog của Israel, theo đài DW, bà Baerbock hôm 8-1 thúc giục nước chủ nhà giảm bớt chiến dịch quân sự ở Dải Gaza và làm nhiều hơn để bảo vệ dân thường. 

Cũng trong chuyến đi, bà Baerbock dự kiến gặp Tổng thống Mahmoud Abbas và Bộ trưởng Ngoại giao Riyad al-Maliki của Palestine trước khi đến Ai Cập và Lebanon. Các nội dung thảo luận chính trong chuyến đi là tình hình nhân đạo tại Dải Gaza, căng thẳng tại biên giới Israel - Lebanon và nỗ lực giải cứu con tin trong tay Hamas. 

Thế khó của Hezbollah

Khi xung đột Israel - Hamas nổ ra vào tháng 10-2023, Iran và các lực lượng được nước này hậu thuẫn tại khu vực gần như không thể đứng bên lề. Trong số này, phong trào Hezbollah ở Lebanon đối mặt tình thế khó xử nhất.

Nếu không phản ứng trước các vụ tấn công như vụ ám sát phó thủ lĩnh Hamas gần đây, Hezbollah có thể bị xem là "yếu đuối" hoặc là đồng minh "không đáng tin cậy". Tuy nhiên, theo AP, nếu hành động của Hezbollah dẫn đến một cuộc chiến toàn diện, Lebanon có thể chịu tổn thất nặng nề. Quốc gia này đang đối mặt khủng hoảng kinh tế trầm trọng và ngay cả những người ủng hộ Hezbollah cũng có thể xem đây là cái giá quá đắt.

Hezbollah đã tiến hành các cuộc tấn công dọc biên giới gần như mỗi ngày kể từ khi xung đột Israel-Hamas diễn ra, với mục tiêu là ghìm chân một phần lực lượng Israel, dẫn đến hành động đáp trả của Israel. Tuy nhiên, cả hai bên dường như tính toán cẩn thận để bảo đảm mọi chuyện không vượt tầm kiểm soát.

Trong khi đó, Mỹ, đồng minh quan trọng của Israel, đã điều 2 nhóm tác chiến tàu sân bay đến khu vực vào tháng 10-2023. Theo giới phân tích, hành động này nhằm gửi thông điệp rõ ràng đến Iran và đồng minh về việc không để xung đột leo thang.

Trong nỗ lực mới nhất nhằm ngăn kịch bản xấu này xảy ra, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cuối tuần rồi trở lại Trung Đông lần thứ 4 trong vòng 3 tháng với mục tiêu kiềm chế bạo lực bằng con đường ngoại giao. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng những thông điệp quan trọng nhất vẫn có thể được gửi đi bằng rốc-két.

Cao Lực


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo