xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề thi bế tắc, đọc thấy thất kinh!

Dạ Lữ

Yêu cầu học sinh nhập vai Chi Pu để viết tự sự; viết cảm nhận về đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền..., đó đều là những nội dung lố bịch trong đề thi.

Chi Pu là ai? Trước hết phải hỏi câu này đã. Dân thành thị mà ít quan tâm đến thế giới giải trí (showbiz) thì chưa hẳn biết; dân nông thôn điều kiện eo hẹp hơn càng hiếm người biết đến Chi Pu. Chắc chắn là vậy.

Ấy nhưng đề thi giữa học kỳ I môn Ngữ văn khối 10 Trường THPT Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ) lại bắt học sinh viết tự sự về Chi Pu. Đề có 2 phần, riêng phần này chiếm đến 7,0 điểm.

Câu hỏi có sẵn phần nội dung "mồi", như là: Chi Pu tên thật là Nguyễn Thùy Chi, nổi danh từ cuộc thi Miss Teen 2009, là một hot girl được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tháng 10 vừa rồi, Chi Pu tung MV "Từ hôm qua" đánh dấu chuyển mình thành ca sĩ...

Phần "mồi" còn dẫn dắt chuyện hàng loạt ca sĩ, bắt đầu từ Hương Tràm rồi Tóc Tiên, Thanh Lam, Thu Minh, Quốc Thiên, Văn Mai Hương lên tiếng chỉ trích Chi Pu, chê cô ta không biết hát; và dư luận "ném đá" Chi Pu rất nhiều. Mặc, Chi Pu vẫn quyết đi hát và nói mỗi tháng sẽ cho ra 1 MV.

Từ đó, đề thi yêu cầu học sinh viết bài tự sự hóa thân vào Chi Pu, kể về một ngày của người trong cuộc sau khi vừa ra mắt MV "Từ hôm qua".

Trước hết, phải nói là bản thân từ dùng trong phần 2 của đề đã không ổn. Những từ tiếng Anh như MV, hot girl... không nên khuyến dụng trong môi trường học đường, nhất là đề thi. Có chăng, nó phù hợp với văn nói. Khi vào đề thi thì ngôn ngữ tiếng Việt phải hết sức trong sáng. Ngoại trừ danh từ riêng "Miss Teen" là tên cuộc thi có thể bảo lưu được, còn hot girl, MV... dứt khoát phải chuyển ngữ.

Nhưng đây mới là chuyện lớn: Vì sao chọn Chi Pu vào đề thi? Bản thân cái tên "Chi Pu" - dù mỗi cá nhân có quyền đặt "nghệ danh" cho mình - đã thấy lợn cợn, tối nghĩa. Về tên tuổi "ca sĩ" này cũng chưa đủ "trọng lượng" để người ta biết tới và để tâm.

Mà phải chi chuyện Chi Pu và các đồng nghiệp là chuyện đẹp đẽ, đáng noi theo. Đó là chuyện xấu, vì hiềm khích mà công kích, miệt thị nhau. Có hay ho gì mà đưa vào đề thi? Có hay ho gì mà bắt học sinh phải hóa thân vào và viết tự sự?

Nên nhớ, thi cử là một hoạt động quan trọng của giáo dục. Đề thi là công cụ, là ngữ liệu của giáo dục. Văn học là nhân học. Nhân vật và câu chuyện trong thế giới văn chương thường có sức mạnh sai khiến người ta. Thế giới showbiz vốn lắm thị phi, điều tiếng, thực tế cho thấy đã gieo vào đầu óc giới trẻ mặt trái nhiều hơn tiếng lành. Vì thế, chọn một câu chuyện lùm xùm trong giới giải trí, chọn một cá nhân như Chi Pu vào đề Ngữ văn là một sự ấu trĩ, lố bịch, phi giáo dục.

Còn có bao nhiêu chuyện khác tử tế hơn, phạm vi tỏa rộng hơn, sâu sắc và nhân văn hơn, sao không chọn? Những người ra đề đừng vin vào yếu tố "thời sự" để thể hiện sự ngây ngô và bế tắc của mình.

Sốc không kém là Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) yêu cầu học sinh viết cảm nhận về đề xuất cải tiến tiếng Việt "gây bão" vừa qua của PGS-TS Bùi Hiền. Nội dung này có trong đề thi môn Ngữ văn lớp 12, thi học kỳ I vừa diễn ra.

Một trường chuyên khác, ở Hà Nội, cũng đưa câu hỏi tương tự vào đề, chiếm đến 7.0 điểm!

Những em học sinh khối 12 mới 18 tuổi thì làm sao đủ kiến thức về ngôn ngữ và trình độ, tư duy khoa học để mà đánh giá? Thầy - cô các em có chắc là viết nổi không mà bảo các em viết? "Gài" đề kiểu đó có khác nào lái các em viết theo hướng dư luận như thời gian qua, thiên về công kích PGS-TS Bùi Hiền. Đó là chưa nói đến việc nhiều em không quan tâm hoặc không biết đến chuyện này. Như vậy là phản giáo dục, là triệt tiêu sáng tạo.

Đáng nói hơn, đó là việc làm thất lễ. PGS-TS Bùi Hiền đã 83 tuổi, từng là phó Hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ, dành nửa cuộc đời nghiên cứu tiếng Việt. Đề xuất của ông mới chỉ là bài tham luận in trong kỷ yếu hội thảo khoa học, dù có thể gây ý kiến bất đồng nhưng không vì thế mà phải đem ra để cho các em học sinh "hỉ mũi chưa sạch" phán xét. Đọc cái đề mà thấy thất kinh! Làm người ai làm thế?!

Các em học sinh dẫu làm gì cũng không có lỗi. Lỗi bất kính thuộc về những người ra đề và duyệt đề - những người dạy dỗ các em kiến thức lẫn những bài học làm người.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm có ý kiến chỉ đạo về tình trạng ra đề phản tác dụng như vậy. Đưa chuyện thời sự vào đề thi là bổ ích nhưng không phải vì thế mà lạm dụng hay làm càn. Ngay cả người làm giáo dục mà không biết đâu là giá trị chân xác của giáo dục, thể hiện sự lố bịch trong việc ra đề thi (như đã nêu), thì xã hội này biết trông chờ vào ai, biết trông cậy vào đâu để tiến bộ, văn minh!

Đề thi bế tắc, đọc thấy thất kinh! - Ảnh 1.

Đề thi bế tắc, đọc thấy thất kinh! - Ảnh 2.

Những đề thi gây "bão"

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo