xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

PGS-TS PHẠM NGUYỄN THANH LOAN: Toàn vẹn với công việc và gia đình

HOÀNG LAN ANH

Sau 8 năm học tập và nghiên cứu tại Pháp, PGS-TS Phạm Nguyễn Thanh Loan quyết định trở về Việt Nam

PGS-TS Phạm Nguyễn Thanh Loan hiện là Phó Khoa Điện tử, Giám đốc chương trình đào tạo Hệ thống nhúng thông minh và IoT tại Khoa Điện tử Trường Điện - Điện tử thuộc ĐH Bách khoa Hà Nội.

Trở về và khao khát vươn tầm

Ngay từ nhỏ, Phạm Nguyễn Thanh Loan (quê Đà Nẵng) đã rất yêu thích hóa học và vật lý. Khi trúng tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, Thanh Loan cũng lựa chọn học ngành kỹ thuật. Niềm đam mê với ngành học được đánh giá là khô khan này của cô được thừa hưởng từ ba cô, một giảng viên của Khoa Sư phạm kỹ thuật Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng.

Học hết năm thứ nhất ĐH tại Việt Nam, Phạm Nguyễn Thanh Loan nhận học bổng du học Pháp và chọn ngành vi điện tử, liên quan nhiều đến sản xuất bán dẫn. Cô gái Việt Nam tốt nghiệp ĐH École Centrale de Lyon (Pháp) chuyên ngành điện tử và hệ thống truyền thông năm 2005. Năm 2007, cô được cấp bằng thạc sĩ ngành điện tử, chuyên ngành điện tử micro và nano tại ĐH Joseph Fourier (Pháp).

PGS-TS Phạm Nguyễn Thanh Loan

PGS-TS Phạm Nguyễn Thanh Loan. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Thanh Loan tiếp tục học lên tiến sĩ tại ĐH Institut Polytechnique de Grenoble (Pháp) và hoàn thành luận án tiến sĩ năm 2009 ngành điện tử, chuyên ngành điện tử micro và nano. Các hướng nghiên cứu chủ yếu của cô là nghiên cứu và thiết kế vi mạch tích hợp tương tự (IC tương tự) cho khối thu công suất thấp cho các ứng dụng IoT và y sinh; nghiên cứu và thiết kế vi mạch tích hợp tương tự (IC tương tự) cho mạch công suất hiệu suất cao. Thanh Loan cũng học thêm chuyên ngành công nghiệp bán dẫn.

Công việc nghiên cứu tại Pháp của cô lúc ấy rất tốt. Nữ tiến sĩ 28 tuổi được tạo điều kiện để phát huy năng lực trên con đường nghiên cứu của mình. Nhưng cô trở về Việt Nam với lý do đơn giản là bởi nghe theo tiếng gọi của gia đình. Chồng của Phạm Nguyễn Thanh Loan, một cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng nhận bằng tiến sĩ tại Pháp, đã thuyết phục cô trở về Việt Nam nghiên cứu và giảng dạy.

Nhớ lại những ngày mới về Việt Nam, nữ giảng viên kể cô đã rất chật vật. Du học về, tư duy của cô phần nào bị "Tây hóa". Hai năm đầu với đầy băn khoăn, Loan luôn tự hỏi tại sao mình lại về nước, tại sao lại ngồi đây, nơi chiếc máy tính cá nhân chạy phần mềm cũng không có, cái gì cũng không có...? Nhưng sau 15 năm, Thanh Loan thừa nhận cô là người hạnh phúc nhất khi ngồi đúng chỗ, làm được những việc ý nghĩa. "Làm việc tại ĐH Bách khoa Hà Nội, tôi nhận thấy một điều rằng dù xuất phát điểm không thể nào so sánh được với nước ngoài nhưng phải luôn cố gắng để tiệm cận thế giới. Lãnh đạo nhà trường các thời kỳ luôn thúc đẩy khát khao vươn tầm thật sự, điều này làm tôi có động lực rất lớn" - nữ giảng viên tự hào.

PGS-TS Phạm Nguyễn Thanh Loan trao đổi bài học với sinh viên. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

PGS-TS Phạm Nguyễn Thanh Loan trao đổi bài học với sinh viên. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

PGS-TS Phạm Nguyễn Thanh Loan chia sẻ rằng trong cuộc đời, cô luôn tâm niệm phấn đấu chứ không mong đợi. Cô độc lập từ nhỏ, cả trong nghiên cứu và giảng dạy. Khi nghiên cứu, cô luôn ý thức làm sao học và biết được nhiều nhất, điều gì chưa biết thì có thể tìm đến những người bạn nước ngoài.

Thực tế, để đi xa trong nghiên cứu khoa học, cần sự hợp sức của một mạng lưới học giả và doanh nghiệp. Hiện nhóm nghiên cứu của PGS-TS Phạm Nguyễn Thanh Loan có 4 dự án với 4 giáo sư Hàn Quốc và 1 dự án với giáo sư Mỹ. "Đây chính là động lực thôi thúc tôi. Tôi phải được học, sinh viên của tôi cũng phải được học, làm việc với những giáo sư có tiếng để cho ra đời những kết quả và bài báo nghiên cứu chất lượng" - cô khẳng định.

Hạnh phúc với những gì đang có

Tự nhận mình là người may mắn, PGS-TS Phạm Nguyễn Thanh Loan nói cô hạnh phúc với những gì đang có: một gia đình với hai bé sinh đôi trai - gái đáng yêu, được chồng ủng hộ, đồng nghiệp quý mến, hỗ trợ. Cô cũng cho hay kim chỉ nam của bản thân trong cuộc sống là "gia đình luôn là ưu tiên hàng đầu" trong mọi kế hoạch. Cô có thể cân bằng thời gian dành cho gia đình và công việc.

"Nhiều người cho rằng phụ nữ làm nghiên cứu khoa học gặp khó khăn nhưng tôi thì "trộm vía" không phải đối mặt với những khó khăn ấy. ĐH Bách khoa Hà Nội là một môi trường nhân văn, mọi người rất lịch thiệp với nhau. Nhà trường luôn đặt quyền lợi nhân viên lên trước, chứ không phải là nghĩa vụ đối với nhà trường" - nữ PGS-TS nói.

Với vị trí Phó Khoa Điện tử, PGS-TS Phạm Nguyễn Thanh Loan cho biết công việc quan trọng được ưu tiên trước mắt của cô là xây dựng chương trình chuyên sâu đặc thù, phát triển cả về chất, lượng và tiệm cận thế giới. Mục tiêu của cô là đưa được sinh viên ĐH Bách khoa ra nước ngoài thực tập, có thể được tuyển dụng làm việc hay có thể dễ dàng xin các suất học bổng học lên thạc sĩ, tiến sĩ. "Đó là một thách thức đối với nhà trường và bản thân tôi. Trong tương lai, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam phải thu hút được thêm đối tác nước ngoài" - cô Thanh Loan nói. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo