xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phấn đấu xếp hạng 31-33 thế giới về quy mô GDP

VĂN DUẨN - MINH CHIẾN

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 6,5% - 7% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (7% - 7,5%) để đến hết năm 2025 xếp hạng 31-33

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vào ngày 21-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và dự kiến kế hoạch năm 2025.

Vẫn còn tình trạng "chưa đúng vai thuộc bài"

Khái quát tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, Thủ tướng nhấn mạnh tín hiệu tích cực khi tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, nhiều kết quả cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực. Chính phủ ước cả năm có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; tăng trưởng GDP đạt 6,8% - 7% (cao hơn mục tiêu Quốc hội giao là 6% - 6,5%), thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.

Bên cạnh nhiều kết quả quan trọng, Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế cần khắc phục, như kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro; hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp khó khăn; giải ngân vốn đầu tư công chậm; lãng phí trong quản lý tài sản công, đất đai… còn lớn. Thể chế, pháp luật còn nhiều vướng mắc; phân cấp, phân quyền còn nhiều bất cập, vẫn tập trung nhiều ở trung ương, vẫn còn tình trạng "chưa đúng vai thuộc bài"…

Từ đó, Thủ tướng cho rằng cần đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm theo hướng "Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm".

Về dự kiến kế hoạch năm 2025, Thủ tướng cho biết Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5% - 7% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (7% - 7,5%), để đến hết năm 2025 xếp hạng 31-33 thế giới về quy mô GDP; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD. Nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới.

Chính phủ cũng tập trung cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, xử lý các ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt. Giải ngân vốn đầu tư công - vốn là điểm nghẽn lâu nay - sẽ được đẩy nhanh từ đầu năm, nhất là tại các dự án, công trình quan trọng quốc gia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội Ảnh: Phạm Thắng

Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội Ảnh: Phạm Thắng

Tháo gỡ vướng mắc về đất đai

Trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo về kinh tế - xã hội, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nêu rõ thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn thách thức, nợ xấu cao và việc xử lý các ngân hàng yếu kém chậm. Tỉ giá có giai đoạn biến động bất thường ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Cơ quan thẩm tra cũng lo ngại điểm nghẽn đầu tư công, bởi tốc độ giải ngân 9 tháng đầu năm 2024 rất thấp, chỉ bằng 47,3% kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn cùng kỳ 2023 (51,4%). 13 bộ, cơ quan trung ương và 40 địa phương có tỉ lệ giải ngân trên mức bình quân cả nước nhưng vẫn có 31 bộ, cơ quan trung ương và 23 địa phương giải ngân dưới mức này. "Chính phủ cần làm rõ nguyên nhân, nhất là lý do chủ quan để có giải pháp khắc phục tình trạng này. Bởi, cùng một hệ thống pháp luật, kết quả thực tế các cơ quan, địa phương lại khác nhau" - Ủy ban Kinh tế đề nghị.

Để đạt mục tiêu GDP 7% năm nay và phấn đấu tăng 7% - 7,5% vào năm 2025 như Chính phủ đề ra ở trên, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường năng lực nội sinh, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tỉ giá. Song song đó có giải pháp đặc biệt để khôi phục sản xuất của các doanh nghiệp ở các địa phương chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Cơ quan thẩm tra cho rằng các vướng mắc về đất đai cần được xử lý dứt điểm, ngăn xu hướng suy giảm của thị trường bất động sản và khắc phục tình trạng mất cân đối cung cầu hoặc cầu có nhưng không có khả năng thanh toán. Bên cạnh đó, triển khai các giải pháp kích thích tiêu dùng, mở rộng cầu tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước và đa dạng thị trường xuất khẩu, tham gia sâu hơn chuỗi khu vực, toàn cầu.

Dự kiến trong ngày 22-10, Quốc hội nghe báo cáo và báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024; Dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027. Quốc hội cũng sẽ thảo luận về Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); trình dự án Luật Dữ liệu. 

Cần giải pháp căn cơ chống tham nhũng, lãng phí

Trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8, ông Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam - cho biết cử tri và nhân dân tiếp tục bày tỏ niềm tin tưởng sâu sắc vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cử tri và nhân dân mong muốn Đảng, Nhà nước đánh giá khách quan nguyên nhân chính, chủ yếu của tình trạng tham nhũng, tiêu cực, kể cả lãng phí để có giải pháp căn cơ phòng, chống hiệu quả hơn.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo