xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phân định vụ 50 người dàn cảnh chen lấn để cướp giật trước cổng chùa ở An Giang

Anh Vũ

(NLĐO) - Một người đàn ông ở An Giang đi viếng chùa thì bị dàn cảnh cướp giật tài sản và bị đánh đập dã man

Sáng 3-2, ông Nguyễn Phú Cường (63 tuổi; ngụ huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) cùng 9 người thân đến viếng chùa Kim Tiên ở phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Phân định vụ 50 người dàn cảnh chen lấn để cướp giật trước cổng chùa ở An Giang- Ảnh 1.

Vụ việc xảy ra trước cổng chùa Kim Tiên, tỉnh An Giang.

Khi đến gần cổng vào chánh điện chùa, ông Cường bị một nhóm khoảng 50 người cả nam lẫn nữ, nhiều độ tuổi, đeo khẩu trang, áp sát rồi xô đẩy ngã xuống đất. Sau đó, ông bị cướp giật sợi dây chuyền trị giá khoảng 3,6 triệu đồng cùng hơn 12 triệu đồng tiền mặt.

Phát hiện mất tài sản, ông Cường la lớn thì bị cả nhóm lao vào bao vây, đánh đập dã man. Một số người đi cùng ông Cường cũng bị đánh thương tích. Sau đó, cả nhóm này nhanh chóng tẩu thoát.

Công an địa phương đang vào cuộc điều tra vụ việc nêu trên.

Bạn đọc Báo Người Lao Động thắc mắc trường hợp xác định đây là vụ dàn cảnh cướp giật mà số lượng đối tượng tham gia nhiều như trên thì xử lý như thế nào?

Luật sư Trần Thị Thanh Thảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thảo Trần, cho biết theo điều 17 Bộ Luật Hình sự 2015, đồng phạm là trường hợp có 2 người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Trong đó, người thực hành là trực tiếp thực hiện tội phạm; người tổ chức là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm; người xúi giục là kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm; người giúp sức là  tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Như vậy, theo quy định, trong trường hợp 2 người cùng cấu kết, dàn cảnh để cướp  tài sản người khác thì được xem là đồng phạm. Tuy nhiên, hành vi này có được xem là phạm tội có tổ chức hay không thì còn phụ thuộc vào tình tiết, mức độ, quy mô của vụ việc.

Trong vụ việc xảy ra ở chùa Kim Tiên, nếu cơ quan điều tra xác định 50 người nêu trên cùng một nhóm thì đây là vụ việc có quy mô lớn. Bởi lẽ, ngoài hảnh vi cướp giật tài sản, những kẻ này còn đánh nạn nhân.

Theo điều 171 Bộ Luật Hình sự, đối tượng cướp giật tài sản người khác có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội... thì có thể bị phạt tù từ 3- 10 năm.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo