xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

7.615 căn nhà vi phạm hành lang an toàn lưới điện

Nguyễn Triều

Địa phương có nhà vi phạm hành lang an toàn lưới điện nhiều nhất là quận 8, Bình Tân và Bình Thạnh Báo Người Lao Động số ra ngày 17 và 18-8 đã đưa tin về vụ tai nạn điện làm một thợ hồ bị phỏng 95%. Đây chỉ là một trong hàng loạt vụ tai nạn điện mà nguyên nhân xuất phát từ những căn nhà nằm trong hành lang an toàn lưới điện (HLLĐ).

Vi phạm ngày càng tăng

Cũng thời điểm này năm 2002, lượng nhà vi phạm HLLĐ khoảng 5.000 căn. Nhưng sau 2 năm, số nhà vi phạm đã lên 7.615 căn, tăng gấp 1,5 lần, trong đó nhiều nhất là ở quận 8 (973 căn), Bình Tân (814 căn), Bình Thạnh (772 căn)... Giải thích cho mức tăng đột biến này, anh Trần Công Đẹp, cán bộ kỹ thuật đội đường dây thuộc XN Điện cao thế, cho biết: “Cơ quan có thẩm quyền khi duyệt cho phép xây dựng đã không tham khảo ý kiến ngành điện nên tình trạng vi phạm tràn lan”. Một nguyên nhân khác, đất đai dọc tuyến HLLĐ được người dân chia lô xẻ thửa để sang nhượng, xây nhà ngày một nhiều và nằm ngoài tầm kiểm soát của ngành điện. Kết quả là nhà cửa cứ mọc lên ngay dưới đường dây điện.

Riêng trong HLLĐ 110 KV Sài Gòn- Xa lộ chạy qua các quận Bình Thạnh, quận 2, 9 và Thủ Đức có đến 358 căn, trong đó có 49 căn thuộc diện “cực kỳ nguy hiểm”. Tập trung nhiều nhất là dọc tuyến đường Điện Biên Phủ thuộc các phường 17, 21 và 22, quận Bình Thạnh. Riêng phường 17 có đến 137 căn, trong đó 13 căn có nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao.

Bất chấp “tử thần”

Theo thống kê của XN Điện cao thế, từ năm 1998 đến nay ở TPHCM đã xảy ra 67 vụ tai nạn liên quan đến điện cao áp, làm chết 16 người và bị thương 43 người. Trong đó hầu hết số vụ xảy ra khi nạn nhân lắp đặt, sửa chữa ăng ten, thi công bằng xe cơ giới, xây dựng và sửa chữa nhà. Điển hình như vụ tai nạn xảy ra ngày 9-2-2004 tại nhà số 11CT Tam Đảo, cư xá Bắc Hải, quận 10. Trong khi lắp đặt ăng ten, hai anh Trần Văn Phúc (sinh năm 1985) và Huỳnh Hữu Nghĩa (1979) đã để cần ăng ten ngã vào đường dây điện cao áp tuyến Hỏa Xa- Trường Đua. Hậu quả anh Phúc bị điện giật chết tại chỗ, anh Nghĩa bị thương nặng. Trước đó, vào tháng 12-2001, anh Nguyễn Văn Huy là người làm công cho nhà số 44-45CT Tam Đảo cũng bị phỏng nặng phải cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy do bị phóng điện khi bê cây cau kiểng trên sân thượng. Còn nhà số 405/6 Phan Văn Trị, phường 1, quận Gò Vấp, cuối năm 2003, khi kiểm tra phát hiện nhiều hạng mục vi phạm khoảng cách an toàn, XN Điện cao thế đã nhắc nhở và đề nghị chủ nhà khắc phục. Chẳng những “án binh bất động” mà sau đó chủ nhà còn “nhồi” thêm lên nóc nhà 2 bồn chứa nước!

Chính quyền địa phương biết, nhưng...

Theo ông Huỳnh Hữu Trí, Giám đốc XN Điện cao thế, XN chỉ là doanh nghiệp Nhà nước quản lý về mặt kỹ thuật, không có chức năng xử phạt vi phạm. Khi phát hiện hành vi vi phạm, XN chỉ có thể báo cáo đề xuất cho chính quyền địa phương xử lý.

Từ năm 2000, XN Điện cao thế đã có văn bản báo cáo hiện trạng vi phạm HLLĐ dọc tuyến đường Điện Biên Phủ gửi UBND quận Bình Thạnh. Tương tự, cuối năm 2003, XN Điện cao thế đã kiến nghị UBND huyện Hóc Môn xử lý 11 trường hợp tại xã Bà Điểm nhưng đến nay vẫn chưa được địa phương trả lời. Có một thực tế là chính quyền chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính, còn việc giám sát thực hiện thì nơi có nơi không nên những vụ vi phạm về điện hầu hết đều “chìm xuồng”. “Trường hợp nhà 364 Điện Biên Phủ, nếu sau vụ chết người trước đây, chính quyền kiên quyết buộc đập bỏ thì đã không có vụ tai nạn ngày 16-8”, anh Đẹp khẳng định. Ông Vũ Nam Trung, Chủ tịch UBND phường 17, quận Bình Thạnh, cho biết theo quy hoạch lộ giới đường Điện Biên Phủ (về phía phường 17) còn mở rộng thêm 30 m nữa. Theo đó, toàn bộ những căn nhà dọc tuyến đường này sẽ phải giải tỏa. Nhưng bao giờ giải tỏa thì chưa biết, vì quy hoạch này vẫn còn... treo”. Còn tại quận Gò Vấp, XN Điện cao thế đã có kiến nghị UBND quận và các phường 1, 3, 4, 5 vận động người dân tự tháo dỡ các hạng mục vi phạm trước ngày 31-10, quá thời hạn này sẽ thực hiện cưỡng chế.

Nhà có trước lưới điện thì sao?

Theo Nghị định 54/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999, trường hợp nhà ở, công trình xây dựng hợp pháp trước khi xây dựng đường dây dẫn điện trên không nếu không bảo đảm các điều kiện an toàn thì chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp chịu kinh phí và tổ chức thực hiện việc cải tạo theo yêu cầu. Trường hợp không thể cải tạo được thì chủ đầu tư công trình lưới điện phải bồi thường để di dời nhà ở, công trình theo quy định của pháp luật.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo