xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ban giám đốc tự tung tự tác

Hoàng Hùng - Minh Sơn

Từ khi tách khỏi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2003, Ban Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang đã mắc nhiều sai phạm lớn như tắc trách trong chuyên môn, lạm thu viện phí, cho người nhà độc quyền các dịch vụ trong bệnh viện... Qua tố cáo của cb-cnv bệnh viện và bệnh nhân, tỉnh Tiền Giang đã thành lập đoàn thanh tra để làm rõ những sai phạm của bệnh viện này

Để người nhà độc quyền nắm giữ những dịch vụ phục vụ người bệnh mà không qua đấu thầu công khai

Theo quy định thu viện phí của Bộ Y tế, trường hợp khi nhập viện sản phụ được chẩn đoán sinh thường, phải đóng 200.000 đồng, sau đó nếu gia đình yêu cầu chuyển sang dịch vụ thì chỉ phải đóng thêm 300.000 đồng nữa là đủ.

Lạm thu viện phí 7,5 tỉ đồng

Tuy nhiên, hàng trăm sản phụ khi chuyển từ sinh thường sang sinh dịch vụ, Ban Giám đốc (BGĐ) Bệnh viện Phụ sản (BVPS) vẫn buộc gia đình sản phụ nộp đủ 500.000 đồng mà không trừ khoản tiền đã nộp trước đó. Theo tìm hiểu của chúng tôi, số tiền không thoái thu này gần 2 tỉ đồng.

Tương tự, sản phụ sinh thường không can thiệp bằng phẫu thuật thì chỉ nộp viện phí 50.000 đồng/ca (không kể phí nằm viện hằng ngày); phí sinh dịch vụ là 150.000 đồng/ca. Thế nhưng, BVPS Tiền Giang lại thu đến 200.000 đồng/ca sinh dịch vụ. Ngoài ra, những trường hợp nạo phá thai, hút điều hòa kinh nguyệt, bệnh nhân cũng bị BVPS thu cao hơn quy định khoảng 50%. Theo quy định của Bộ Y tế, các khoản chi phí băng bông, gạc, dung dịch sát khuẩn, rửa vết thương không phải thu của người bệnh, nhưng từ năm 2003 đến nay BVPS Tiền Giang vẫn buộc người bệnh nộp.

Được biết, tổng số tiền viện phí mà BVPS Tiền Giang lạm thu trong thời gian từ năm 2003 đến nay lên đến 7,5 tỉ đồng.

Trưởng phòng tổ chức “ôm” bãi giữ xe với giá... hiếu hỉ

Ngoài những sai phạm trong quản lý tài chính, BGĐ BVPS còn tự ý để người nhà độc quyền nắm giữ những dịch vụ phục vụ người bệnh mà không qua đấu thầu công khai. Ngay khi tách ra khỏi BV Đa khoa, BGĐ BVPS Tiền Giang cho mở cổng sau nằm trên đường Thủ Khoa Huân để bệnh nhân ra vào. Khi “lệnh” đi cổng sau có hiệu lực, để công bằng và minh bạch, thay vì bãi giữ xe phải được giao cho Công đoàn đưa ra đấu giá công khai theo yêu cầu của CB-CNV, thì BGĐ BV đã “lờ” đi, giao cho bà Võ Thị Ngọc Ánh (lúc đó là trưởng phòng tổ chức BV), cùng người nhà của mình độc quyền khai thác bãi giữ xe của BVPS Tiền Giang 3 năm qua với mức khoán khá “mềm”: 4 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, có nhiều cb-cnv đề nghị cho họ nhận thầu với mức khoán 20 triệu đồng/tháng nhưng vẫn không được xem xét.

Để kiểm chứng, chúng tôi đã tìm hiểu và được biết bãi giữ xe đối diện của BV Đa khoa tỉnh Tiền Giang, BGĐ BV này tổ chức cho đấu thầu và kết quả trúng thầu với giá gần 40 triệu đồng/tháng. Hai BV cùng trực thuộc Sở Y tế tỉnh, có vị trí cận kề nhau nhưng lại có hai mức giá thầu chênh lệch quá lớn!? Theo tính toán của một cán bộ trong BV, việc để cho bà Ánh “độc quyền” bãi giữ xe, mỗi tháng BGĐ BVPS gây thất thu khoảng 20 triệu đồng, tính trong 3 năm kể từ ngày thành lập, số tiền thất thu lên đến trên 700 triệu đồng. Hiện nay, dù bà Ánh đã nghỉ hưu, nhưng vẫn được BGĐ “chiếu cố” hợp đồng lại và bố trí tiếp tục làm việc ở phòng tổ chức của BV để tiếp tục nắm giữ quyền khai thác bãi giữ xe.

Dịch vụ in ấn, người nhà của phó giám đốc nắm giữ

Để việc phân chia quyền lợi đồng đều trong BGĐ, từ năm 2003 đến nay, BVPS Tiền Giang chỉ định cho cơ sở in Bảo Trân (xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho) độc quyền in ấn mẫu bệnh án, mẫu đơn thuốc và các loại giấy tờ khác của BV. Theo điều tra của chúng tôi, cơ sở này do ông Nguyễn Văn Thạch làm chủ. Ông Thạch là anh em cột chèo với Phó Giám đốc BVPS Tiền Giang Vũ Minh Trọng. Trong giải trình với đoàn thanh tra, bác sĩ Trương Thị Phương, Giám đốc BVPS Tiền Giang, cho rằng: “Từ khi tách BV, mọi việc in ấn vẫn giữ nguyên nề nếp như của Bv Đa khoa Trung tâm Tiền Giang...!?”. Tuy nhiên, cách lý giải này không được nhiều người đang làm việc tại BV đồng tình.

1,4 tỉ đồng mua máy không chính hãng

Tháng 6-2006, bác sĩ Trương Thị Phương, Giám đốc BVPS Tiền Giang ký một hợp đồng trị giá 1,4 tỉ đồng với Công ty Cộng nghệ và Phát triển (số 8E, đường Phạm Ngũ Lão, TPHCM) để mua máy siêu âm 4D. Trong hợp đồng ghi rõ máy Voluson 730 Pro V do Mỹ sản xuất và kèm theo phụ kiện chính phẩm. Nhưng qua trưng cầu giám định của cơ quan chức năng, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng III TPHCM xác nhận đây là hàng không chính hãng. Bởi phụ tùng của máy có đến 5 nước sản xuất. Cụ thể là Áo, Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc và Việt Nam. Điều này cho thấy, BVPS Tiền Giang mua không đúng hàng chính phẩm như đã ký trong hợp đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo