xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bán phương tiện gây án

Bài và ảnh: DƯƠNG MINH PHƯƠNG

Vụ án đang trong quá trình tố tụng, cơ quan điều tra trả phương tiện gây án cho chủ sở hữu với lý do... không người trông coi, dẫn đến bản án có hiệu lực vẫn không thể thi hành vì không còn tài sản

Theo kết luận điều tra của Công an huyện Châu Thành - Bến Tre, đêm 24-12-2009, sà lan của ông Trương Minh Sơn (ngụ xã Phú Đức, huyện Châu Thành - Bến Tre) chở thuê 209.000 kg gạo cho Công ty Lương thực Bạc Liêu, đang neo đậu bên bờ sông Tiền (đoạn gần bến đò Phú Ninh, xã Phú Đức, huyện Châu Thành), bất ngờ bị sà lan của ông Nguyễn Văn Hết (ngụ xã Phước Đông, huyện Cần Đước - Long An) đâm vào hông. Sà lan của ông Sơn cùng toàn bộ số gạo bị chìm.

Một cú va, bồi thường tiền tỉ

Khám nghiệm hiện trường, công an ghi nhận sà lan của ông Sơn neo đậu đúng vị trí, thắp đèn cảnh báo đúng quy định, lỗi hoàn toàn thuộc về sà lan của ông Hết. Công an huyện Châu Thành quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với tài công về tội: “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy”. Ngày 10-4-2012, TAND tỉnh Bến Tre xử hình sự phúc thẩm, tuyên phạt tài công cùng một thanh niên làm công (trực tiếp điều khiển sà lan thay tài công gây ra vụ tai nạn trên) mỗi người 6 năm tù giam; tuyên buộc ông Hết phải bồi thường thiệt hại cho vợ ông Sơn (ông Sơn đã mất - PV) gần 400 triệu đồng; bồi thường cho Công ty Lương thực Bạc Liêu trên 560 triệu đồng, Công ty Bảo Việt Bạc Liêu trên 787 triệu đồng. Tổng cộng, ông Hết phải bồi thường trên 1,75 tỉ đồng.
 
img
Mặc dù đã cam kết giữ nguyên hiện trạng chiếc sà lan gây án nhưng ngày 18-6-2011,
 ông Nguyễn Văn Hết vẫn lập hợp đồng mua bán, sang tên chuyển nhượng cho người khác

Vụ án đang trong giai đoạn tố tụng, ngày 10-2-2010, Công an huyện Châu Thành quyết định giao trả sà lan gây án cho ông Hết tạm quản lý. Biết được việc này, gia đình ông Sơn gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan tố tụng. Trả lời khiếu nại, đại tá Nguyễn Thành Minh, Trưởng Công an huyện Châu Thành (thời điểm đó ông Minh còn là thượng tá), ký văn bản số 32/CAH (ngày 4-3-2010) cho biết: “Không có bến bãi, không người trông coi, nếu tiếp tục tạm giữ sà lan có thể xảy ra mất mát hoặc phương tiện khác va chạm gây tai nạn tiếp theo. Vì vậy, công an huyện tạm thời giao cho chủ sở hữu quản lý, tiếp tục tạm giữ các giấy tờ liên quan đến sà lan để phục vụ cho công tác điều tra…”.

Không thể thi hành án

Trả lời chúng tôi, đại tá Châu Thành Chiến, phó trưởng công an huyện, cho biết khi trả sà lan gây án cho chủ sở hữu, công an chỉ giữ một giấy chứng nhận đăng kiểm (đến thời điểm gây án giấy này đã hết hạn - PV), bằng lái của tài công, một bản photocopy có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa. Ông Chiến nhìn nhận sai sót khi không giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký sử dụng phương tiện nhưng lý giải “vì ông Hết cung cấp giấy xác nhận đang cầm cố vay nợ Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh Long An, công an huyện không có thẩm quyền thu giữ”.

Ông Ngô Văn Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Cần Đước, khẳng định hiện không có cơ sở để cưỡng chế thi hành các nội dung bồi thường trong bản án hình sự phúc thẩm đã có hiệu lực do chiếc sà lan gây án đã được ông Hết sang tên chuyển nhượng cho người khác. Từ những cơ sở xác minh và dựa vào giấy cam kết của ông Hết, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cần Đước sẽ xin ý kiến VKSND huyện hướng xử lý vụ việc hoặc trả lại toàn bộ hồ sơ vụ án cho huyện Châu Thành để khắc phục hậu quả.

Phân tích vấn đề này, một thẩm phán TAND tỉnh Bến Tre nói: “Theo quy định, khi trả phương tiện gây án, cơ quan điều tra phải làm thủ tục kê biên tài sản, gửi thông báo về địa phương để bảo đảm cơ sở thi hành án về sau. Khi trả lại tài sản phải có quyết định xử lý vật chứng. Với việc giữ bản photocopy giấy chứng nhận đăng ký phương tiện như đã nói trên, công an đã sai”.

Còn theo một luật sư thuộc Đoàn Luật sư Bến Tre, từ những tắc trách dẫn đến hậu quả không thể thi hành án, gây thiệt hại, đương sự có thể khởi kiện cơ quan điều tra Công an huyện Châu Thành để đòi bồi thường thiệt hại…

Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo xử lý

Liên quan đến vụ “Lén lút bán tài sản thi hành án” (Báo Người Lao Động ngày 2-1 đã thông tin), ông Trần Thế Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang, cho biết Tỉnh ủy đã chỉ đạo ban giám đốc công an tỉnh điều tra làm rõ, xử lý đúng quy định của pháp luật.

Theo kết quả xác minh ban đầu, năm 2011, TAND tỉnh Tiền Giang xử buộc ông Nguyễn Văn Tám (ngụ TP Mỹ Tho) trả cho ông Đoàn Thanh Hiểu hơn 614 triệu đồng. Ngày 6-4-2011, Chi cục Thi hành án dân sự TP Mỹ Tho có văn bản gửi các cơ quan chức năng đề nghị phối hợp ngăn chặn việc tẩu tán tài sản là 2 sà lan mang biển số TG 9279 và TG 6328. Tuy nhiên, ông Tám đã lén lút bán cả 2 sà lan này. Đáng nói, người làm chứng cho việc mua bán sà lan số TG 6328 là trung tá Lê Hồng Mến, Đội trưởng Đội Xử lý thuộc Phòng Cảnh sát đường thủy (PC68, Công an tỉnh Tiền Giang) và khi hợp đồng mua bán sà lan được ký kết thì giấy tờ hợp pháp của nó còn đang thế chấp ở một ngân hàng tỉnh Tiền Giang.
 
M.Sơn
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo