Luật sư Nguyễn Thành Công (Công ty Đông Phương Luật) đã gửi đến Báo Người Lao Động một số vấn đề pháp lý liên quan.
Theo đó, trường hợp bảng cáo ngã đè trúng người gây thiệt mạng, thiệt hại về tài sản, căn cứ khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại hại thì chủ sở hữu, đơn vị quản lý các biển quảng cáo này phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Cụ thể, trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh.
Hiện trường vụ tai nạn
Nếu phải bồi thường tức đã bị xác định là có lỗi trong thiệt hại thì đối tượng phải bồi thường theo nguyên tắc thiệt hại thực tế, liên quan. Thiệt hại đến đâu thì phải bồi thường đến đó chứ không phải thiệt hại trong tương lai hay thiệt hại kéo theo, dây chuyền mà phải là thiệt hại thực tế tính toán ngay được.
Bảng quảng cáo sập làm chết một người, bị thương một người
Tuy nhiên, nếu thiệt hại phát sinh khi bảng quảng cáo ngã, đổ trong trường hợp bất khả kháng (thiên tai, bão, lũ) thì chủ sở hữu, đơn vị quản lý các bảng quảng cáo không phải bồi thường: "Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác". Tuy nhiên phải chứng minh sự kiện đó là sự kiện bất khả kháng.
Trường hợp bảng quảng cáo gãy, đổ do lỗi kết cấu, không kiểm soát chất lượng, không duy tu bảo dưỡng của chủ sở hữu, đơn vị quản lý thì tùy vào mức độ, những người liên quan còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ở đây cần lưu ý, gió bão là hiện tượng tự nhiên và được xem là thiên tai nên thường được xếp vào trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp vật hư hỏng, ngã đổ do bão gió đều được xem là bất khả kháng để loại trừ trách nhiệm của đơn vị quản lý, sở hữu đối với vật gây ra thiệt hại đó.
Khi dựng bảng quảng cáo ngoài trời thì đơn vị quản lý, thi công, chủ sở hữu đều phải tuân thủ nguyên tắc về đảm bảo an toàn trong giới hạn của thiên tai, cụ thể là bảng quảng cáo đó chịu được gió cấp bao nhiêu.
Chỉ khi vượt quá mức độ quy định thì mới được xem là bất khả kháng. Còn nếu chỉ là gió thông thường mà đã ngã đổ thì vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm theo pháp luật từ hành chính, dân sự cho đến hình sự.
Phải xem xét trách nhiệm
Các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm tìm ra nguyên nhân gây ra hậu quả, có phải là do làm cẩu thả, chất lượng kém mới ra hậu quả đổ bảng quảng cáo làm chết người hay không? Phải xem xét trách nhiệm chứ không thể không có trách nhiệm. Về dân sự, chủ quảng cáo phải chịu trách nhiệm đền cho bị hại.
Còn hình sự thì phải xem xét đối với đơn vị thực hiện quảng cáo đó. Nếu thấy lỗi nặng do cơ sở quảng cáo hoặc do cơ quan thuê làm quảng cáo phải chịu trách nhiệm hình sự.
Mưa gió ở ngoài trời là chuyện bình thường, là lẽ đương nhiên phải có nên đơn vị làm quảng cáo phải lường trước tình huống đó, trừ trường hợp thiên tai, bão lũ.
Trước hết phải có trách nhiệm dân sự sau đó cơ quan điều tra sẽ xem trách nhiệm hình sự sau bởi vì mạng người là khả xâm phạm, vô giá. Cần phải gióng lên hồi chuông về công tác quản lý các quảng cáo ngoài trời bởi vì hiện nay rất nhiều quảng cáo ngoài trời làm rất thô sơ có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào, chưa kể là nhiều quảng cáo nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.
Bà NGUYỄN THỊ THU THUỶ, nguyên Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM
Bình luận (0)