xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo vệ thông tin cá nhân còn kẽ hở

Di Lâm

Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân tồn tại nhiều khoảng trống, trong khi sai phạm liên quan đến vấn đề trên xuất hiện ngày một nhiều

Tình trạng lộ, lọt thông tin cá nhân (TTCN) hay mua - bán trái phép TTCN diễn ra ngày một phổ biến, ngang nhiên. Không ít người gặp phiền phức khi thông tin riêng tư rò rỉ ra bên ngoài mà không rõ nguyên do. Dù vậy, pháp luật về bảo vệ TTCN dường như chưa bắt kịp thực tế.

Không biết làm sao

Chị Phạm Thị Thu Thảo (ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) cho biết chị thường nhận tin nhắn, cuộc gọi mời vay tiêu dùng, mua bất động sản trong khi chị chưa bao giờ cung cấp TTCN cho những cá nhân, doanh nghiệp đó. Đôi lần, chị chỉ vô tình "like" một số bài viết quảng cáo dự án bất động sản trên Facebook. Sau đó, rất nhiều nhân viên kinh doanh, văn phòng hay sàn giao dịch bất động sản điện thoại liên hệ, nhắn tin vào hộp tin nhắn điện thoại, Facebook với mật độ ngày càng dày.

"Tôi không biết tại sao họ biết họ tên, địa chỉ, số điện thoại, thậm chí số điện thoại bàn nhà tôi. Tôi chặn số này thì ngày mai có số khác gọi tới. Tôi chỉ biết chịu trận!" - chị Thảo phản ánh.

Bảo vệ thông tin cá nhân còn kẽ hở - Ảnh 1.

Nếu không thận trọng khi sử dụng mạng xã hội, người dùng dễ bị lộ thông tin cá nhân. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ông Vũ Tiến Dũng, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ D-Software Việt Nam, cho biết tình trạng bán TTCN trên nền tảng mạng xã hội đang diễn ra đáng báo động, không thể kiểm soát. Nạn nhân mất thông tin thường ít nắm kiến thức về an toàn thông tin, bảo vệ quyền riêng tư. Ông Dũng cảnh báo: "Khi người dùng nhấn vào những đường dẫn lạ hay phần mềm trôi nổi trên mạng xã hội thì nhiều khả năng đó là đường dẫn có mã độc xâm nhập vào máy tính, điện thoại hòng ăn cắp thông tin".

Đa phần nạn nhân bất lực khi gặp phiền toái. Nghiêm trọng hơn, không ít người vướng tình cảnh bị tống tiền bằng thông tin riêng tư, nhạy cảm. Đơn cử, chị N.T.T.T (ngụ TP HCM) lâm vào cảnh lộ ảnh riêng tư khi lỡ gửi ảnh đến tài khoản Zalo do một kẻ lừa đảo quản lý. Trước lúc công an tìm đến xác minh vụ việc do kẻ lừa đảo sa lưới trong vụ án khác, chị cắn răng chuyển tiền hằng tháng với mục đích mua lại chiếc iPad lưu hình ảnh nhạy cảm. Tổng cộng, chị T. mất gần 30 triệu đồng tiền chuộc.

Luật chưa quy định rõ

Theo luật gia Phạm Vân Mai Thùy (Hội Luật gia TP HCM), pháp luật chưa quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với chủ thể có hành vi sai trái khi thu nhập và sử dụng TTCN trong những trường hợp chưa đến mức xử lý hình sự. Điển hình như tình cảnh chị Phạm Thị Thu Thảo vướng vào, trong khi đó là những tình huống thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ TTCN ở nước ta còn quá thấp so với nhiều quốc gia khác, chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này (thường là những sai phạm rất khó phát hiện, xử lý). "Mức phạt tiền cao nhất là khoảng 30 triệu đồng đối với một lần vi phạm không thấm vào đâu so với những nguồn lợi cá nhân, tổ chức sử dụng trái phép thông tin riêng tư của người khác có thể được hưởng" - bà Thùy giải thích.

Cũng theo bà Thùy, Bộ Luật Hình sự hiện hành mới có một số quy định bước đầu (tại điều 159 và 288) về hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hay hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác; đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông. Tuy nhiên, hai tội danh này chưa nêu cụ thể, trực tiếp về các hành vi phạm pháp liên quan tới TTCN. Chưa kể, văn bản pháp luật về bảo vệ TTCN chưa dự liệu những tình huống khó, như: chuyển TTCN xuyên biên giới, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến trẻ em. Đó là những khoảng trống pháp lý cơ quan chức năng cần giải quyết.

Tại hội thảo về bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế số do Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) phối hợp với Tổ chức Oxfam tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia chỉ ra nhiều lỗ hổng liên quan đến vấn đề này. Theo thống kê, nước ta có 17 luật, nghị định điều chỉnh về bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân. Một số chuyên gia đánh giá hầu hết văn bản luật chưa cụ thể nên khó phát huy hiệu quả triệt để khi áp dụng.

Ông Nguyễn Lâm Thanh, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, góp ý cơ quan quản lý cần rà soát, thống nhất các điều khoản trong quy định liên quan đến bảo vệ quyền riêng tư. Đồng thời, cơ quan soạn thảo luật cần kịp thời bổ sung vào luật những tình huống, trường hợp phát sinh trong thực tế.

Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP) nêu: "Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Thu thập TTCN của người tiêu dùng mà không được sự đồng ý trước của chủ thể thông tin; b) Thiết lập cơ chế mặc định buộc người tiêu dùng phải đồng ý với việc TTCN của mình bị chia sẻ, tiết lộ hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo và các mục đích thương mại khác; c) Sử dụng TTCN của người tiêu dùng không đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo".

Hành vi vi phạm quy định về thu thập, sử dụng TTCN còn có thể bị phạt theo quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP (xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo