Nguyên tổng giám đốc Agribank gây hậu quả nghiêm trọng
|
Ban Nội chính Trung ương sẽ hoạt động từ ngày 1-2
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn cho biết Bộ Chính trị đã quyết định lập lại Ban Nội chính Trung ương từ tháng 12-2012, với tư cách là cơ quan tham mưu, chấp hành của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (PCTN). Bộ Chính trị giao Ban Nội chính Trung ương chủ trì xây dựng đề án chuyển giao nhân sự từ Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN thuộc Chính phủ trước đây về Ban Nội chính Trung ương. Ngày 1-2 tới, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN sẽ chính thức hoạt động.
Góp ý về việc PCTN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Mạnh Cường bày tỏ cần sớm sửa đổi các nghị định hướng dẫn thi hành Luật PCTN như quy định xử lý trách nhiệm người đứng đầu cũng như điều chuyển công tác chứ như hiện nay là quá bất cập. Ông Cường dẫn lại phát biểu của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tại kỳ họp QH thứ 4 vào tháng
11-2012, đã thừa nhận trách nhiệm về hạn chế trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, trong đó có yếu tố do năng lực, trình độ của cán bộ ngành mình, dẫn đến nhiều vụ việc qua thanh tra nhiều lần vẫn không phát hiện.
Đồng tình, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền thẳng thắn: “Phải có chế tài việc thanh tra kết luận tốt đẹp nhưng sau đó lại phát hiện sai phạm, cần xử lý trách nhiệm người thanh tra. Quy định chặt chẽ sẽ tránh xảy ra thêm Vinashin, Vinalines. Khi kiểm toán, thanh tra vào cuộc nhiều lần mà không phát hiện vấn đề gì rồi cứ để như vậy. Đến khi tham nhũng xảy ra mà lực lượng thanh tra trước đó vẫn… vô can thì lo lắm” - ông Quyền phân tích.
Trộm cướp gia tăng
Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết qua 1 tháng triển khai cao điểm tấn công trấn áp tội phạm (từ ngày 15-12-2012 đến 15-1-2013), công an các địa phương đã triệt phá 390 băng, nhóm tội hình sự nguy hiểm, với 1.577 đối tượng.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá cao những nỗ lực của ngành công an trong thời gian qua nhưng khẳng định việc bảo đảm an toàn và tính mạng cho người dân là nhiệm vụ của lực lượng này và cần đề cao trách nhiệm người đứng đầu. “Nếu nơi nào trộm cướp lộng hành thì phải xem xét trách nhiệm của giám đốc sở, chỉ huy lực lượng công an tại khu vực đó và phải thay sớm” - bà Nga kiến nghị. Bà cũng quan ngại trước tình trạng giết người, cướp của, hiếp dâm xảy ra nhiều trong thời gian qua, nhiều thủ phạm có kế hoạch chặt chẽ khi gây án nhưng đến khi bị đưa ra xét xử lại “bất ngờ trở thành bệnh nhân tâm thần”. “Báo chí vừa phát hiện đường dây mua bán bệnh án tâm thần phải chăng đã lý giải cho sự “bất ngờ”. Như vậy thì hết sức phức tạp, nghiêm trọng” - bà Nga lo ngại.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Luật băn khoăn nạn trộm cướp gia tăng mạnh trong thời gian qua phải chăng là do trước đây, lực lượng công an không đấu tranh quyết liệt dẫn tới tội phạm công khai trấn lột giữa ban ngày, cướp chặt tay người trên phố… “Đây có phải là trách nhiệm về việc chỉ đạo không nghiêm, không liên tục của lãnh đạo ngành?” - ông Luật đặt câu hỏi.
Bình luận (0)