xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bất thường vụ án Tân Hoàng Phát

HUỲNH HIẾU

Vụ án Tân Hoàng Phát không phức tạp nhưng vì sao các cơ quan tố tụng lại có quá nhiều quan điểm trái ngược nhau, nhiều điều bất nhất và vô lý trong xét xử?

Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét xử giám đốc thẩm vụ bắt, giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản liên quan đến Công ty TNHH Tân Hoàng Phát (THP) đã quyết định hủy cả 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm, đồng thời giao hồ sơ về VKSND Tối cao để điều tra lại từ đầu.

Mỗi cấp phán một kiểu

Ngày 6-12-2008, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã đánh sập chuỗi cơ sở massage kích dục của THP, giải thoát 65 nhân viên. Ngoài ra, 29 nhân viên đã xin nghỉ việc hoặc về phép phải nộp lại tiền thế chân cũng đã tố cáo bị vợ chồng Phan Cao Trí (SN 1973, ngụ quận Thủ Đức - TPHCM) cùng một số quản lý bắt giữ trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản.
 
img
Phan Cao Trí (phải) sau phiên tòa phúc thẩm tháng 12-2011_Ảnh: PHẠM DŨNG

Kết luận điều tra lần 1 xác định Trí là người đứng tên thành lập Công ty THP với chức năng kinh doanh dịch vụ xông hơi, xoa bóp. Sau đó, dù chuyển cho Phan Việt Hậu (em vợ) đứng tên đại diện, Trí vẫn ở sau điều hành toàn bộ hoạt động của công ty. Ngoài THP, Trí còn làm chủ 4 cơ sở massage khác. Tổng số tiền Trí và đồng phạm chiếm đoạt của những người bị hại là 518 triệu đồng.

Sau khi VKSND TPHCM trả hồ sơ điều tra bổ sung, ngày 5-3-2010, CQĐT kết luận điều tra bổ sung xác định các trường hợp bị bắt giữ trái pháp luật gồm 65 nhân viên được giải thoát và 2/29 người tố cáo sau này; 26 nhân viên bị cưỡng đoạt tài sản nhưng không xác định chính xác số tiền vì các bị can không thừa nhận hành vi phạm tội. 

Ngày 9-4-2010, VKSND TPHCM ra cáo trạng xác định Trí và đồng phạm đã bắt giữ 65 nhân viên trái pháp luật và 1 trong số 29 người tố cáo sau này (tổng cộng 66 bị hại); cưỡng đoạt tài sản của 9 nhân viên với số tiền 169 triệu đồng.
 
img
Vợ chồng bị cáo Phan Cao Trí tại phiên tòa phúc thẩm tháng 12-2011. Ảnh: PHẠM DŨNG
 
Tháng 1-2011, TAND TPHCM xét xử đã nhận định Trí và vợ là Phan Thị Yến cùng đồng phạm thu nhận các cô gái có hoàn cảnh khó khăn vào làm việc, cho ký hợp đồng lao động bảo đảm nhiều quyền lợi. Song, họ phải tiếp khách từ 21 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau, không được nghỉ phép (muốn nghỉ phải nộp khoản tiền lớn), không được ra ngoài (ai bỏ trốn nếu bắt được bị đánh, phạt); không được hưởng lương mà chỉ phụ thuộc vào tiền “típ” của khách. Tiền “típ” này do chủ quản lý và bị khấu trừ vào mọi vật dụng cá nhân, với giá đắt gấp 3-4 lần bên ngoài...
 
Trí quy định cấm mại dâm nhưng lại buộc nhân viên nữ kích dục cho khách. Để giải thoát, nhiều nhân viên và gia đình phải miễn cưỡng giao tiền cho các bị cáo chiếm đoạt.

TAND TPHCM xác định trong số 65 nhân viên, 1 người sau khi làm bản tường trình đã bỏ đi khỏi địa phương, không có lời khai nên không được xem là bị hại. Như vậy, cộng thêm 29 nhân viên tố cáo sau này, số người bị bắt, giữ trái pháp luật là 93. Ngoài ra, các bị cáo đã cưỡng đoạt tài sản của 9 nhân viên với số tiền 169 triệu đồng và 3 chỉ vàng.

Tháng 12-2011, trong phiên tòa phúc thẩm, HĐXX TAND Tối cao tại TPHCM xác định với tội bắt, giữ người trái pháp luật, chỉ có… 1 bị hại! Việc này đã tước mất quyền kháng cáo, quyền buộc bồi thường của những bị hại khác. Về tội cưỡng đoạt tài sản, trong 9 trường hợp bị truy tố, HĐXX loại bỏ 1, đồng thời nhận định Trí chỉ tham gia trực tiếp 3 vụ và Yến đã bồi thường cho 7 bị hại…

HĐXX lần này cho rằng cáo trạng của VKSND TPHCM và bản án sơ thẩm của TAND TP có nhiều sai sót nghiêm trọng nhưng vẫn không hủy án, chỉ nêu ra để… rút kinh nghiệm! Từ đó, HĐXX tuyên phạt Trí 5 năm tù (giảm 7 năm so với án sơ thẩm), Hậu 4 năm 6 tháng (giảm 5 năm 6 tháng), Cường 4 năm (giảm 5 năm) cùng về 2 tội bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản; Yến từ 6 năm xuống còn 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội cưỡng đoạt tài sản…

Tiền hậu bất nhất

Chưa dừng lại ở việc thẩm vấn thiếu khách quan, tự tiện thay đổi tư cách của 92 bị hại thành nhân chứng, tuyên giảm án một cách bất thường… của HĐXX, bản án phúc thẩm phát hành lại khác với nội dung đã tuyên công khai tại tòa, bớt đi phần nhận định về tố tụng, bổ sung nhiều chi tiết mới về phần dân sự. 

Cụ thể, trong phần tuyên án công khai, ông Phạm Hùng Việt, thẩm phán - chủ tọa phiên tòa phúc thẩm, dành khá nhiều thời gian để phân tích những sai sót được cho là nghiêm trọng từ cáo trạng và bản án sơ thẩm, như bản án có sự gán ghép giữa chữ ký của các hội thẩm nhân dân, chủ tọa; cáo trạng có nhiều chỗ bất nhất… Đại diện VKSND Tối cao giữ quyền công tố tại phiên tòa cũng bị cho rằng “không xem xét, chỉ khẳng định chung chung…”. Thế nhưng, trong phần “xét thấy” của bản án phúc thẩm, không dòng nào nói cáo trạng và bản án sơ thẩm “có nhiều sai sót nghiêm trọng”, cũng không hề phê bình đại diện VKSND Tối cao.

Về nội dung phần dân sự, bản án phúc thẩm đã bổ sung nhiều chi tiết mới không có trong phần tuyên án công khai tại tòa; đồng thời cho rằng các bị cáo phạm tội không có tổ chức, không phải làm theo lệnh của Trí … Từ đó, loại bỏ tình tiết tăng nặng “phạm tội có tổ chức” đối với Trí và đồng bọn để áp dụng khoản 1 thay vì khoản 2, điều 123 Bộ Luật Hình sự. Yến cũng được loại bỏ 2 tình tiết tăng nặng: phạm tội có tổ chức và phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng khi cưỡng đoạt tài sản…, cho hưởng án treo.

Đặc biệt, khi tuyên án công khai, HĐXX phúc thẩm không nhắc gì đến phần trách nhiệm dân sự, cho rằng “các phần quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật”. Thế nhưng, bản án phúc thẩm lại tuyên sửa một số trường hợp bản án sơ thẩm đã tuyên trong phần bồi thường dân sự.
 

Giảm hình phạt: Sai lầm nghiêm trọng

Sau phiên tòa phúc thẩm, viện trưởng VKSND Tối cao đã kháng nghị giám đốc vụ án THP theo hướng hủy toàn bộ bản án phúc thẩm để xét xử lại. Mới đây, Hội đồng Giám đốc thẩm vụ án THP (với 13 thành viên tham gia xét xử, do Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình làm chủ tọa phiên tòa) đã tuyên hủy bản án hình sự phúc thẩm và sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.

“Hành vi phạm tội của các bị cáo gây hậu quả nghiêm trọng, cần áp dụng khoản 3, điều 123 để xử phạt mới phù hợp. Tòa án cấp sơ thẩm đánh giá không đúng tính chất, mức độ phạm tội của các bị cáo, áp dụng khoản 2, điều 123 là không đúng. Xét xử phúc thẩm lại chỉ áp dụng khoản 1, điều 123 (khung hình phạt nhẹ hơn tòa sơ thẩm đã áp dụng) và giảm hình phạt là sai lầm nghiêm trọng” - Hội đồng Giám đốc thẩm nhận định.
 
H.Duyên
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo