Theo đó, TAND quận 10 tuyên buộc bác sĩ S. phải bồi thường cho ông Nghệ mỗi tháng số tiền gồm: tiền mất thu nhập (bằng 1/2 mức lương cơ bản tối thiểu do Nhà nước quy định), tiền công cho người chăm sóc (1/2 mức lương cơ bản tối thiểu) và tiền hỗ trợ 850.000 đồng.
HĐXX TAND quận 10 nhận định ông Nghệ bị liệt là do bác sĩ S. gây ra. Trường hợp này nếu mổ thì khối u sẽ phình to hơn nhưng bác sĩ S. không tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân.
Bác sĩ S. cho rằng mình đã làm đúng quy trình cũng như tư vấn cặn kẽ cho bệnh nhân và cũng đã làm hết trách nhiệm nên ông sẽ kháng cáo.
Theo đơn khởi kiện của ông Nghệ, năm 2005, ông bị tê mỏi hai chân do khối u bẩm sinh ở vùng thắt lưng gây nên. Ông Nghệ đã đến gặp bác sĩ V.X.S. (lúc này công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy) nhờ can thiệp. Bác sĩ S. đã phẫu thuật cho ông S. tại Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình Sài Gòn ITO (quậnTân Bình).
Năm 2008, ông Nghệ được mổ lần 2 nhưng vẫn yếu. Theo tư vấn của bác sĩ S, ông Nghệ đến Trung tâm điều dưỡng quận 8 tập vật lý trị liệu nhưng sau đó bị liệt.
Theo kết quả giám định y khoa, ông Nghệ bị mất sức lao động 85%. Dựa trên kết quả này, ông Nghệ khởi kiện yêu cầu bác sĩ S. bồi thường 2,6 tỉ đồng cho các khoản chi phí thuốc men, tổn thất, cấp dưỡng,…
Đại diện bị đơn cho rằng bác sĩ S. đã làm đúng quy trình; trước khi mổ đã tư vấn rằng đây là trường hợp khó nếu không mổ thì khối u phát triển, khả năng liệt rất cao, còn mổ thì tỉ lệ thành công chỉ 50%. Do đó, bác sĩ S. chỉ đồng ý hỗ trợ 30 triệu đồng vì ông Nghệ bị liệt là ngoài ý muốn bởi sau khi mổ xong khối u lại phát triển, phình to và chèn ép gây liệt. Theo kết luận của Sở Y tế TPHCM, bác sĩ S. đã làm đúng quy trình, cơ sở y tế đúng tiêu chuẩn.
Bình luận (0)