icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bi kịch từ trò chơi cô dâu, chú rể

Tố Trâm

“Cô dâu chú rể, làm bể bình bông, đổ thừa con nít... “. Đó là bài vè quen thuộc cho trò chơi đám cưới mà thời thơ ấu ai cũng thuộc làu và chơi một cách hào hứng, vô tư. Nhưng trong buổi chiều 20-9, tôi đã được chứng kiến một bi kịch bắt đầu từ trò chơi ngộ nghĩnh, đáng yêu ấy

“Cô dâu” 13 tuổi, “chú rể” gần 15. Cả hai là bạn cùng xóm, thường qua lại chơi chung. Ban đầu là những lời gán ghép, chọc ghẹo tếu táo của bạn bè. Về sau, cha mẹ thường xuyên vắng nhà, bọn trẻ tự học, tự chơi và tự làm mọi việc theo ý thích. Thế là trò chơi cô dâu- chú rể không còn đơn thuần là trò chơi trẻ nít khi cả hai thường xuyên xem phim người lớn, vào những trang web đen rồi bắt chước theo. Cho đến khi bụng cô bé lùm lùm, gia đình mới phát hiện, còn cô bé thì òa khóc vì sợ.

Trước tòa, cậu bé run sợ đến tội nghiệp khi khai nhận hành vi phạm tội của mình. Tất cả đều xuất phát từ sự tò mò, hiếu kỳ cộng thêm sự kích thích của phim ảnh. Cả “cô dâu” và “chú rể” đều rất mù mờ, ngờ nghệch về giới tính, tình dục. Thử làm người lớn mà không ngờ hành vi đó là phạm tội hay ảnh hưởng cả cuộc đời mai sau. Và vì thế mà những ai tình cờ được biết câu chuyện này đều thấy đau. Không đau sao được khi đến bây giờ, cả hai đứa trẻ vẫn chưa thể nhận thức hết được nỗi đau đã, sẽ và phải gánh cũng như những khó khăn, vất vả mà họ phải đương đầu trong tương lai.

Nhưng đau nhất vẫn là sự thiếu nhận thức của các bậc sinh thành. Ra tòa hôm ấy, cả hai gia đình đều không nhìn ra trách nhiệm, thiếu sót của mình trong giáo dục con cái. Họ đổ lỗi cho nhà trường, xã hội và cho cách dạy con của nhau mà quên đi trách nhiệm của chính mình. Họ quan tâm đến việc bồi thường thiệt hại như thế nào mới thỏa đáng mà quên đằng sau đó là cuộc đời của chính con họ.

Theo thạc sĩ giáo dục học Võ Văn Nam (Khoa Tâm lý Giáo dục Trường ĐH Sư phạm TPHCM): “Trong câu chuyện này, lỗi thuộc về những người lớn, không phải do hai đứa trẻ. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhiều vấn đề phức tạp trong khi quản lý của chúng ta còn nhiều bất cập, thậm chí lạc hậu. Việc giáo dục giới tính đã được đưa vào nhà trường nhưng chỉ dừng lại ở một số tiết, chưa thật sự lôi cuốn học sinh. Tuy nhiên, trên hết và quan trọng nhất vẫn là vai trò của phụ huynh đối với việc giáo dục giới tính cho con trẻ. Bởi nói cho cùng, gia đình là thành lũy cuối cùng để bảo vệ các em. “Mẹ ngoảnh đi con dại, mẹ ngoảnh lại con khôn”. Việc giáo dục con cái phải thường xuyên, liên tục và kéo dài, không thể lơ là dù chỉ một phút”.

Cùng quan điểm trên, luật sư Trịnh Bá Thân (Đoàn Luật sư TPHCM), người bào chữa cho cậu bé, nói: “Dạy dỗ con cái tựa như nhai đá cứng. Rất khó, nhất là trong thời đại này. Không phải cứ la mắng, đánh đập khi con sai phạm là đã làm tròn trách nhiệm giáo dục con. Hiểu con, đồng hành và làm bạn cùng con đó mới là cách giáo dục tốt nhất. Chuyện xảy ra, đáng trách nhất vẫn là các bậc làm cha mẹ. Chính sự quản lý lỏng lẻo, vô trách nhiệm và thiếu ý thức của họ đã khiến cho con cái phải trả giá cả cuộc đời.”

Một đứa trẻ lãnh án 7 năm tù. Một đứa trẻ làm mẹ bất đắc dĩ. Những cánh chim non chưa kịp vào đời đã ngã chúi chụi. Ai đó nói nhỏ: “Rồi thời gian sẽ trôi đi. Tất cả sẽ thành quá khứ ... “. Tôi cũng mong như thế. Nhưng xin các bậc làm cha mẹ, dù bận rộn thế nào, hãy thường xuyên để mắt đến con...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo