xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỗng dưng "đổ bệnh" tại tòa

Bài và ảnh: DI LÂM

Trong nhiều vụ án, bị cáo viện cớ bệnh tình để kéo dài thời gian xét xử hoặc là tình tiết xin khoan hồng

Gần đây, nhiều vụ án hình sự có liên quan đến ngân hàng, doanh nghiệp do TAND TP HCM xét xử sơ thẩm liên tục xuất hiện hồ sơ bệnh án của bị cáo. Đa số những bị cáo mắc bệnh hiểm nghèo đóng vai trò chủ mưu hoặc góp phần rất quan trọng tại thời điểm phạm tội.

Từ bệnh nan y đến…hiếm muộn

Mới đây, trong phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng đối với bị cáo Trần Diệu Cường (SN 1973) và đồng bọn diễn ra khi chủ mưu - Trần Diệu Cường vắng mặt. Thời điểm xét xử, bị cáo ở Bệnh viện 30-4 (TP HCM). Hiện ông Cường liệt nửa người, mắt bị mù do… tai biến nên không thể đến tòa.

Bỗng dưng đổ bệnh tại tòa - Ảnh 1.

Bị cáo Phạm Thị Mai Toan đi xe lăn đến dự tòa

Gần đây nhất, vụ án "Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Hoa (Agribank CN Nam Hoa, TP HCM) có 3 bị cáo thì 2 người đang điều trị bệnh nan y. Ngoài Nguyễn Thị Thắng (SN 1977; nguyên phó trưởng Phòng Kế hoạch kinh doanh ngân hàng) xin vắng mặt suốt quá trình xét xử với lý do điều trị ung thư thì Trần Thị Khánh Ngọc (SN 1980; nguyên cán bộ tín dụng) trình bày mình mắc bệnh… hiếm muộn. Bên cạnh thành khẩn, phạm tội lần đầu, hối cải thì bị cáo còn mong nhận mức khoan hồng để chữa bệnh.

Trước đó, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án thất thoát gần 100 tỉ đồng tại Agribank CN Mạc Thị Bưởi cũng xuất hiện trường hợp tương tự. Bị cáo Phạm Thị Mai Toan (63 tuổi; nguyên ủy viên hội đồng thành viên kiêm giám đốc chi nhánh) ngồi xe lăn đến dự tòa. VKSND TP truy tố bị cáo Toan tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Bà Toan được tại ngoại trong quá trình điều tra, xét xử do sức khỏe yếu.

Có trường hợp bị cáo bỗng dưng đổ bệnh như bị cáo Lê Thị Cẩm Vân (36 tuổi). Trong phiên xử vụ án logo "xe vua", Vân bỗng bị hạ canxi máu khi đến phần xét hỏi. Luật sư bào chữa đề nghị: "Thân chủ tôi có tiền sử tụt huyết áp. Vì bệnh tình nghiêm trọng nên đề nghị HĐXX dừng phiên tòa". Cơ quan xét xử phải ngưng làm việc. Bị cáo lên xe cấp cứu đến… bệnh viện. Hiện vụ án chưa có lịch xử lại.

Kế hoãn binh?

Tình trạng sức khỏe, bệnh tình thường giúp các đối tượng kéo dài thời gian. Dù vậy, trong nhiều trường hợp, dù có bệnh án nan y nhưng chưa chắc người phạm tội thoát khỏi khung hình phạt.

Trần Diệu Cường dù bệnh nằm một chỗ vẫn lãnh mức án chung thân như đề nghị từ cơ quan công tố. Thẩm phán Ngô Ngọc Thắng, chủ tọa phiên tòa, khẳng định bệnh nặng là một trong những tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên, hành vi phạm tội của Trần Diệu Cường là đặc biệt nghiêm trọng, bị cáo đóng vai trò chủ mưu và chưa khắc phục hậu quả. Vì thế, bị cáo không có đủ lý lẽ và căn cứ xin một hình phạt thấp hơn.

Đối với Trần Thị Khánh Ngọc và Nguyễn Thị Thắng, HĐXX sơ thẩm chấp nhận tình trạng chữa bệnh hiểm nghèo là một trong những tình tiết giảm nhẹ khi định khung hình phạt. Kết hợp với nhiều yếu tố khác (nhân thân tốt, cống hiến, ngân hàng làm đơn xin giảm nhẹ hình phạt…), HĐXX có căn cứ tuyên mức án hợp lý.

Luật sư Nguyễn Đức Thắng Ý (Đoàn Luật sư TP HCM) giải thích pháp luật quy định rõ khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Nếu muốn xét vắng mặt hay dừng xét xử vì lý do bệnh hiểm nghèo, cá nhân phải trình HĐXX kết luận của cơ quan y khoa cấp tỉnh trở lên. Đồng thời, lời khai của đối tượng trong hồ sơ đã rõ ràng, không có gì cần làm rõ. Nếu nhận hình phạt thì người phạm tội có quyền lợi chữa trị xong bệnh mới phải chấp hành. Luật sư nhận định: "Mắc bệnh hiểm nghèo" là một trong những tình tiết HĐXX cân nhắc khi xem xét giảm nhẹ hình phạt. Do đó, không ít bị cáo dùng "bệnh hiểm nghèo" làm kế hoãn binh, kéo dài thời gian điều tra, xét xử. Ngoài ra, trong quá trình điều tra, nếu xác định bị cáo bị bệnh không thể cứu vãn tính mạng (ung thư gan…) thì cơ quan pháp luật sẽ đình chỉ bị can". 

Điều kiện người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự

Điều 29 Bộ Luật Hình sự 2015 nêu rõ người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau:

- Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

- Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa...

- Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo