xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Buộc 2 bị cáo trả lại 784 tỉ đồng

Bài và ảnh: Công Tuấn

2 bị cáo này nguyên là kế toán trưởng và phó giám đốc phụ trách kinh doanh của Công ty CP Chế biến thực phẩm Phương Nam (Sóc Trăng)

Sau 2 tuần xét xử, chiều 3-8, TAND tỉnh Sóc Trăng đã tuyên án vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Công ty CP Chế biến thực phẩm Phương Nam (viết tắt là Công ty Phương Nam) và các ngân hàng (NH).

Chiếm dụng hàng trăm tỉ đồng

Công ty Phương Nam có trụ sở tại Sóc Trăng do ông Lâm Ngọc Khuân (SN 1953) làm chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc.

Từ năm 2008 đến ngày 30-9-2012, công ty này làm ăn thua lỗ, vay số tiền lớn của các tổ chức tín dụng. Tuy vậy, ông Khuân đã chỉ đạo Lâm Ngọc Hân (con gái ông Khuân) và kế toán trưởng Lâm Minh Mẫn lập khống 19 bản báo cáo tài chính thể hiện làm ăn có lãi để đối phó cơ quan chức năng và xin vay vốn NH. Ngoài ra, công ty này còn nâng khống giá trị hàng hóa tôm đông lạnh có giá trị từ 123 tỉ đồng lên 747 tỉ đồng; sử dụng một số chứng từ mua tôm nguyên liệu, chi phí sản xuất rồi photocopy thành nhiều bản, xác nhận sao y bản chính của công ty gửi các NH để giải ngân và thế chấp nhiều NH vay vốn rồi chiếm dụng hàng trăm tỉ đồng.

Khi vụ việc đổ bể, ông Khuân cùng gia đình trốn ra nước ngoài. Sau khi trừ tài sản thế chấp và hàng tồn kho (được định giá hơn 40 tỉ đồng), đến nay, Công ty Phương Nam không có tài sản bảo đảm để hoàn trả vốn vay cho 5 NH với số tiền 784 tỉ đồng.

 

Các bị cáo là cựu cán bộ ngân hàng tại tòa
Các bị cáo là cựu cán bộ ngân hàng tại tòa

 

Tại phiên tòa, bị cáo Lâm Minh Mẫn, Trịnh Thị Hồng Phượng (nguyên phó giám đốc phụ trách kinh doanh) cho rằng chỉ làm theo chỉ đạo của ông Khuân, không có tư lợi cũng không biết việc cha con ông Khuân lừa đảo. Luật sư bào chữa cho 2 bị cáo đề nghị HĐXX chuyển tội danh từ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” sang “Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản”.

Tuy nhiên, HĐXX cho rằng các bị cáo biết rất rõ việc cha con ông Khuân dùng 19 bản báo cáo tài chính khống và nâng khống giá trị hàng tồn kho lên gấp nhiều lần để đem đi thế chấp cùng lúc nhiều NH mà vẫn làm theo nên đủ cơ sở buộc tội là đồng phạm, giúp sức.

HĐXX cũng không chấp nhận lời đề nghị chuyển tội danh từ “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” sang “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” của các luật sư bào chữa cho 25 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ của 5 NH. Theo HĐXX, các bị cáo đã thiếu kiểm tra, chỉ đạo kiểm tra thực tế tài sản thế chấp là hàng tồn kho luân chuyển chỉ dựa vào báo cáo của Công ty Phương Nam, gây thiệt hại số tiền lớn cho các tổ chức tín dụng.

Những cựu cán bộ ngân hàng lãnh án nhẹ?

Trong phần luận tội, đại diện VKSND tỉnh Sóc Trăng giữ quyền công tố tại tòa đã đề nghị mức án từ 15-17 năm tù đối với 2 bị cáo Phượng và Mẫn. 25 bị cáo còn lại bị đề nghị từ 6-9 năm tù. Nhiều bị cáo đã bật khóc trước mức án đề nghị này.

Tuy nhiên, sau khi nghe tòa tuyên án, ngoại trừ bị cáo Mẫn (14 năm tù) và Phượng (12 năm tù) luôn tỏ ra căng thẳng, có lúc đã ôm mặt khóc, nhiều bị cáo còn lại tỏ ra vui mừng với mức án được tuyên. Theo đó, trong nhóm 25 bị cáo nguyên là cán bộ, nhân viên NH, bị cáo Nguyễn Thế Thắng (nguyên Giám đốc NH Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Sóc Trăng) bị phạt 7 năm tù, Nguyễn Văn Xem (nguyên Phó Giám đốc NH Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Sóc Trăng) 6 năm tù, 23 bị cáo còn lại từ 2-5 năm tù tính từ thời điểm bị bắt tạm giam hoặc thời điểm thi hành án đối với bị cáo được tại ngoại trước đó.

Theo một luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa này, mức án dành cho các bị cáo nguyên là cán bộ NH trong vụ án này nhẹ hơn nhiều so với mức án mà TAND TP Cần Thơ đã tuyên hồi đầu năm đối với các bị cáo tiếp tay cho lãnh đạo Công ty TNHH An Khang chiếm đoạt khoảng 100 tỉ đồng và gần 4,4 triệu USD từ 5 NH. Ở vụ án đó, 8 bị cáo bị tuyên từ 3-10 năm tù.

Ngoài ra, tòa buộc bị cáo Mẫn và Phượng phải trả số tiền 784 tỉ đồng mà ông Khuân gây ra và bỏ trốn, chịu án phí trên 1 tỉ đồng.

 

5 NH được nhận hơn 40 tỉ đồng

Khi cha con ông Lâm Ngọc Khuân trốn sang Mỹ, một số tài sản của ông được các cơ quan điều tra của Bộ Công an bàn giao cho các NH tự quản lý để xử lý thu hồi nợ. Chỉ duy nhất số tiền bán hàng tồn kho hơn 40 tỉ đồng làm phát sinh tranh chấp giữa 5 NH nên các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị HĐXX quyết định tại tòa.

Theo đó, HĐXX đã tuyên Vietcombank Sóc Trăng được sở hữu 4,4 tỉ đồng; NH TMCP Bưu điện Liên Việt - Sở Giao dịch Hậu Giang 11,3 tỉ đồng; NH Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng 14,8 tỉ đồng; Sacombank Sóc Trăng 6,4 tỉ đồng; NH TMCP An Bình Chi nhánh Bạc Liêu 3,6 tỉ đồng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo