icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cây dừa lấn ngọn

Theo NGUYÊN TRƯỜNG (Pháp luật TPHCM)

Khởi kiện vì cây dừa nhà hàng xóm lấn ngọn, thường xuyên rụng trái làm vỡ mái nhà, gây mất giấc ngủ nhưng tòa lại từ chối thụ lý.

TAND huyện Ba Tri (Bến Tre) vừa từ chối thụ lý vụ vợ chồng anh M. nộp đơn kiện yêu cầu tòa buộc ông hàng xóm H. phải đốn một cây dừa lấn ngọn sang nhà anh, thường xuyên rụng trái làm vỡ mái tôn, bể hồ nước, gây mất giấc ngủ ban đêm. Sau khi tòa từ chối giải quyết, anh M. không biết phải đi cầu cứu ở nơi nào nữa vì vụ tranh chấp này đã kéo dài cả chục năm nay, qua nhiều cơ quan chức năng mà vẫn bế tắc không có lối ra.

img



Một cây dừa, nhiều cơ quan “bó tay”


Theo anh M. trình bày, tháng 1-1991, anh mua một miếng đất tại thị trấn Ba Tri để định cư, kế bên đất của ông H. Trên phần đất giáp ranh giữa hai nhà, ông H. trồng nhiều cây cối, sau đó ông đốn dần hết, chỉ còn chừa lại một cây dừa. Theo thời gian, cây dừa này ngày một cao, ngọn lại ngả ngay trên nóc nhà anh M. Trái dừa rụng suốt, có lần còn làm hư mái tôn, bể hồ nước. Chưa kể, giữa đêm giữa hôm mà dừa cứ rụng đồm độp làm cả nhà anh M. mất ngủ.

Khổ sở vì cây dừa này, anh M. nhiều lần sang thương lượng với ông H. để ông đốn nó đi nhưng không được. Lo lắng vì mùa mưa đến, khả năng dừa rụng đe dọa nhà anh càng nhiều nên tháng 5-2001, anh M. đã yêu cầu tổ nhân dân tự quản nơi hai nhà sinh sống làm trung gian hòa giải. Dù tổ nhân dân tự quản đã hết lời động viên rằng một bên nên đốn dừa, bên kia hoàn lại ít tiền nhưng ông H. vẫn cương quyết không chịu.

Tổ tự quản không hòa giải được, anh M. nhờ UBND thị trấn Ba Tri can thiệp nhưng nơi đây cũng “bó tay” nên anh phải nộp đơn đề nghị UBND huyện Ba Tri giải quyết. Tháng 11-2008, UBND huyện này chuyển đơn của anh về UBND thị trấn Ba Tri với yêu cầu nơi đây “sớm xem xét, cho thẩm tra và đưa ra giải quyết dứt điểm, tránh tranh chấp kéo dài gây mất trật tự trị an”.

Tòa từ chối thụ lý?!

Dù thế, cho đến nay cây dừa này vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”, vẫn rụng trái đều đều sang nhà anh M.

Bức xúc quá, anh M. phải làm đơn khởi kiện gửi đến TAND huyện Ba Tri, yêu cầu tòa buộc ông H. phải đốn dừa. Chẳng những anh không yêu cầu ông H. bồi thường thiệt hại do để dừa rụng sang nhà anh trong gần tám năm qua mà còn hứa sẽ hoàn lại giá trị cây dừa cho ông H. Tuy nhiên, yêu cầu khởi kiện chính đáng, hợp pháp của anh M. đã bị TAND huyện Ba Tri từ chối thụ lý với lý do “hồ sơ chưa đầy đủ”. Anh M. buồn rầu: “Đến giờ tôi không biết phải yêu cầu cơ quan nào giải quyết nữa đây”.

Theo một thẩm phán TAND tỉnh Bến Tre, yêu cầu của anh M. dù rất nhỏ nhưng vẫn là quyền khởi kiện của đương sự theo pháp luật và vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND huyện Ba Tri. Căn cứ vào khoản 2 Điều 265 Bộ luật Dân sự thì mọi chuyện rất rõ ràng: Ông H. để dừa lấn ngọn sang không gian nhà anh H. là sai. Vì hai bên không có thỏa thuận nên ông H. phải chặt bỏ phần cây lấn quá ranh giới.
 
Ở một góc nhìn khác, luật sư Lê Văn Bình (Đoàn luật sư TP.HCM) nói không chỉ riêng tòa mà các cơ quan khác như chính quyền địa phương cũng có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp này. Theo Điều 272 Bộ luật Dân sự, trong trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề hoặc nơi sinh hoạt công cộng thì chủ sở hữu phải chặt cây, sửa chữa hoặc phá dỡ công trình xây dựng đó. Chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ phải chặt cây, phá dỡ; nếu người đó không chặt cây, phá dỡ thì chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.

Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản

Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác. Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

(Theo khoản 2 Điều 265 Bộ luật Dân sự)

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo