xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chém người đột nhập nhà lúc nửa đêm, bị khởi tố tội giết người !

Phạm Dũng thực hiện

(NLĐO) - Một người đàn ông bị khởi tố tội "Giết người" do chém người nghi trộm đột nhập nhà lúc nửa đêm đang được dư luận rất quan tâm.

Liên quan đến việc ông Lê Minh Phương (SN 1967, ngụ quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) bị công an bắt điều tra tội "Giết người" do dùng kiếm nhật chém thiếu niên đột nhập nhà lúc nửa đêm nghi trộm cắp (thương tật 61%), dư luận rất quan tâm.

Để hiểu thêm về những vấn đề pháp lý trong trường hợp trộm đột nhập nhà và gia chủ dùng hung khí gây thương tích cho kẻ trộm, Báo Người Lao Động đã trao đổi với Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP HCM).

- Thưa luật sư, việc chủ nhà phát hiện bóng đen đột nhập nhà mình và dùng kiếm nhật chém bị thương 61%, sau đó bị bắt về tội "Giết người" có chính đáng hay không?

- Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch: Trong trường hợp này cần phải xác định được người dùng kiếm Nhật chém bị thương người đột nhập nhà mình ở vào tình huống nào, đang bị tấn công hay chủ động tấn công?

Chém người đột nhập nhà lúc nửa đêm, bị khởi tố tội giết người ! - Ảnh 1.

Ông Lê Minh Phương. Ảnh: An Ninh Thủ Đô

- Trường hợp 1 (đang bị tấn công): thì bất kể là ai cũng có thể có quyền tự phòng vệ, pháp luật có quy định: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm (theo khoản 1 điều 15 BLHS năm 1999, sđbs năm 2009) hay BLHS năm 2015 là khoản 1 điều 22.

Nghĩa là quyền phòng vệ chính đáng chỉ phát sinh khi:

+ Có hành vi của con người đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại ngay tức thời cho quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, xã hội;

+ Hành vi tấn công của người gây thiệt hại (đâm, chém…) cho quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân (sức khoẻ, là tính mạng), tổ chức, xã hội cần phải được ngăn chặn kịp thời để tránh thiệt hại;

+ Hành vi tấn công của con người là cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng.

Cũng cần lưu ý, khi hành vi tấn công đã chấm dứt hẳn thì cũng có nghĩa không đòi hỏi phải có hành vi ngăn chặn. Nếu tiếp tục sử dụng quyền phòng vệ thì ngay lập tức chuyển từ phòng vệ chính đáng sang vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Theo khoa học pháp lý, sự phòng vệ lúc này hoàn toàn không đạt được mục đích của phòng vệ chính đáng. Tuỳ theo hậu quả xảy ra, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) hay không bị truy cứu TNHS.

Khi hành vi tấn công chưa xảy ra nhưng đã có những biểu hiện đe doa sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc thì cũng cho phép được quyền phòng vệ chính đáng. Sự cho phép này là cần thiết khách quan nhằm tạo điều kiện chủ động cho người phòng vệ ngăn chặn sự tấn công kịp thời và có hiệu quả. Nếu chưa có những biểu hiện đe dọa sự tấn công ngay tức khắc mà đã phòng vệ thì đó là trường hợp phòng vệ quá sớm và cũng phải chịu trách nhiệm hình sự như trường hợp vượt quá giới hạn của sự phòng vệ.

Trong trường hợp mà thông tin báo chí cung cấp đã rơi vào tình huống này, nghĩa là người lạ mặt chưa có "những biểu hiện đe doạ sự tấn công ngay tức khắc" và người chủ nhà đang ở thế chủ động phòng vệ quá sớm và quá mức cần thiết cho nên với những hành vi và hậu quả gây ra của chính mình thì việc Cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố về một tội danh tương ứng là phù hợp và đúng với quy định của pháp luật hình sự.

- Vậy pháp luật bảo vệ người dân như thế nào khi kẻ lạ xâm nhập gia cư bất hợp pháp?

- Chính vì pháp luật bảo vệ người dân nên mới quy định trong Bộ luật Hình sự về việc phòng vệ chính đáng. Ai cũng có quyền chống trả lại một cách cần thiết khi có người nào xâm hại đến quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, lợi ích của Nhà nước, của cơ quan.

- Qua nhiều vụ chủ nhà chém kẻ trộm bị tù, dư luận rất bức xúc vì cho rằng luật không nghiêm và để kẻ trộm lấn lướt. Luật sư có đề xuất gì hay không?

- Có thể khẳng định rằng không phải luật không nghiêm mà điều làm cho mọi người suy nghĩ làm thế nào để có thể được xem là "phòng vệ chính đáng"? và nhiều khi nạn trộm cắp cứ ngang nhiên lộng hành, đặc biệt là những vụ trộm chó khi bị phát hiện, bọn chúng còn manh động chống trả, tấn công người dân…

Điều người dân mong muốn là sống trong một xã hội an toàn và được bảo vệ, đó là những mưu cầu chính đáng và cần thiết. Các cơ quan bảo vệ pháp luật, chính quyền địa phương cần có nhiều biện pháp tích cực hơn để bảo vệ tài sản, sức khoẻ, tính mạng của người dân một cách triệt để. Đừng để người dân mất lòng tin vào chính quyền và tự đưa ra những biện pháp tự bảo vệ tài sản, tính mạng của mình và chắc chắn sẽ xảy ra nhiều hậu quả đáng tiếc.

Bên cạnh đó, điều muốn gửi đến các bạn là hãy thật bình tĩnh xử lý các tình huống và cần có nhiều biện pháp phòng chống trộm cắp cho chính ngôi nhà và tài sản của mình. Đừng vì nóng vội mà gây ra những hậu quả đáng tiếc.


Đột nhập lúc nửa đêm, bị chủ nhà chém loạn xạ

Sáng 2-12, các cơ quan chức năng TP Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can tội danh "Giết người" đối với ông Lê Minh Phương (SN 1967) trú tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, đồng thời ra lệnh tạm giam 4 tháng để điều tra.

Khoảng 0h15 ngày 23-11, Công an quận Bắc Từ Liêm (TP Hà Nội) nhận được tin báo của người dân về việc có một thiếu niên là học sinh, đột nhập một cửa hàng bán tạp hóa với mục đích trộm cắp tài sản và bị chủ nhà phát hiện đánh gây thương tích.

Lực lượng công an đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, phát hiện Nguyễn Đăng Tùng (SN 2002) đang nằm trong cửa hiệu tạp hóa của ông Phương với nhiều thương tích ở vùng đầu và tay trong tình trạng lơ mơ thiếu tỉnh táo. Công an đã đưa Tùng đi cấp cứu và sau đó giám định tỉ lệ thương tật 61%, hiện Tùng đang bị liệt nửa người.

Tại công an, ông Lê Minh Phương khai rằng do gia đình ông thường xuyên bị kẻ trộm đột nhập lấy cắp tài sản nên ông rất bực tức. Khuya 22-11, ông thấy một bóng đen đột nhập nhà nên dùng kiếm Nhật chém loạn xạ, không biết chém vào đâu và sau khi Tùng nằm dưới nền nhà, ông đã báo công an.

Ban đầu, ông Lê Minh Phương bị bắt để điều tra tội "Cố ý gây thương tích" nhưng sau đó chuyển sang tội danh "Giết người" và bị tạm giam 4 tháng để phục vụ công tác điều tra.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo