xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chiêu lừa của tội phạm nước ngoài

Bài và ảnh: Hồng Nhung

Các nhóm tội phạm Trung Quốc giả danh công an gọi điện thoại thông báo bị hại dính líu đến vụ án rửa tiền, ma túy... rồi uy hiếp để chiếm đoạt tiền

Làm ăn thất bát, cần tiền trang trải nợ nần nên Lin Chin Seng cùng một số đối tượng ở Đài Loan lập băng nhóm chuyên lừa đảo qua điện thoại. Được giao nhiệm vụ tìm công cụ chuyển tiền phục vụ cho đường dây lừa đảo, ngày 26-2-2014, Lin Chin Seng đánh liều nhập cảnh Việt Nam làm đầu mối thu mua thẻ ghi nợ quốc tế.

Cuộc gọi trá hình từ công an “dỏm”

Đến Việt Nam, Seng thường xuyên la cà ở các quán cà phê, quán nhậu để gạ gẫm những người nhẹ dạ cả tin, có máu kinh doanh, ham tiền hoặc thất nghiệp để dụ họ làm đại lý phân phối thẻ ngân hàng. Với cách làm đơn giản này, không ít người đã đăng ký làm thẻ ngân hàng để bán, thậm chí còn giới thiệu mối, thu mua thẻ giúp Seng.

Lin Chin Seng lãnh 5 năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
Lin Chin Seng lãnh 5 năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Chưa đầy một tuần sau khi đặt chân đến TP HCM, Lin Chin Seng đã chuyển phát nhanh về Đài Loan 2 thẻ ngân hàng và hưởng hoa hồng 28 triệu đồng. Seng chụp hình thông tin tài khoản, lưu trong máy điện thoại rồi chuyển cho đồng bọn bằng internet wechat. Có 2 tài khoản do Seng cung cấp, ngày 8-4-2014, đồng bọn của Seng ở Đài Loan bắt đầu ra tay.

Biết bà Võ Thiếu Huệ (ngụ TP HCM) có 110 triệu đồng gửi ngân hàng, các đối tượng gọi đến nhà bà Huệ, tự xưng là nhân viên VNPT, thông báo bà nợ tiền cước gần 9 triệu đồng rồi yêu cầu bà bấm phím 0 để biết thêm thông tin. Làm theo hướng dẫn, bà Huệ nói chuyện với 1 người tự xưng là công an ở Hà Nội tên Quân. Y thông báo bà Huệ liên quan đến đường dây rửa tiền quốc tế.

Nghe bà một mực kêu oan, “công an” Quân yêu cầu bà chuyển 110 triệu đồng vào tài khoản của công an Hà Nội để xác minh. Trước sự uy hiếp của Quân, bà Huệ chuyển toàn bộ số tiền vào tài khoản thẻ mà Seng mua lại từ người Việt Nam trước đó.

Xác minh rồi vẫn…chuyển tiền

Dù cẩn thận hơn nhiều nạn nhân khác nhưng bà Nguyễn Thị Bạch Liên (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) vẫn mắc lừa công an “dỏm”. Bà Liên kể tháng 2-2014, bà và gia đình nhận được điện thoại của VNPT yêu cầu gọi vào tổng đài 04 1080. Số tổng đài sẽ tự động chuyển tiếp sang số máy 04 39424244 của Công an Hà Nội để gặp cán bộ điều tra giải quyết việc nợ tiền cước. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, bà Liên biết nhiều trường hợp lừa đảo tinh vi qua điện thoại nên cẩn thận lấy số điện thoại khác gọi vào số trên.

Sau khi xác nhận số điện thoại 04 39424244 đúng là của Công an Hà Nội, bà Liên và gia đình quyết định làm theo yêu cầu từ tổng đài VNPT. Trong điện thoại, bà gặp Trần Trung Hiếu, tự xưng là Phó Trưởng Công an Hà Nội. Ông Hiếu cho biết bà Liên đang đứng tên một tài khoản ngân hàng liên quan đến hoạt động rửa tiền của tội phạm quốc tế. Thấy bà Liên hoang mang, người này tiếp tục dò hỏi về số tài sản bà gửi ngân hàng. Bà Liên không ngần ngại cung cấp thông tin gia đình có gửi hơn 330 triệu đồng.

“Được đà, người giả danh phó trưởng Công an Hà Nội đe dọa sẽ bắt giam nếu tôi không chuyển số tiền trên vào tài khoản của công an để giám định. Do sợ ảnh hưởng đến hồ sơ xuất nhập cảnh, tôi đã làm theo yêu cầu của họ. Sáng hôm sau, bọn chúng tiếp tục vòi vĩnh thêm 60 triệu đồng với lý do lấy làm kinh phí thẩm tra. Nhận thấy bọn chúng quá vô lý, tôi và gia đình nghi ngờ và gửi đơn tố cáo” - bà Liên nhớ lại.

Qua quá trình đấu tranh, cơ quan CSĐT xác minh thủ phạm giả danh công an gạt tiền của bà Liên là vợ chồng Phan Ngọc và Li-Tsung (người Đài Loan). Về Việt Nam năm 2013, Ngọc tìm mua lại thẻ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng Việt Nam làm phương tiện lừa đảo. Còn Li-Tsung ở lại Đài Loan điều khiển, chỉ đạo cả đường dây.

Bằng thủ đoạn tương tự Lin Chin Seng, vợ chồng Ngọc và đồng phạm tính kế lừa nhiều nạn nhân khác, chiếm đoạt gần 1,6 tỉ đồng. Tại cơ quan điều tra, Ngọc khai đã nhận công 2,5 triệu đồng cho mỗi thẻ ngân hàng mua được. Nếu có người “sa bẫy”, Li-Tsung trích cho Ngọc 3% số tiền. Nghe tin Ngọc sa lưới, Li-Tsung bỏ trốn.

Kiểm sát viên Nguyễn Quỳnh Lan, đại diện VKSND TP HCM, cho hay nạn nhân của loại hình lừa đảo qua điện thoại chủ yếu là người lớn tuổi hoặc ít có kinh nghiệm làm việc với cơ quan chức năng, không nắm rõ quy định về thủ tục hành chính.

“Tất cả các cơ quan nhà nước không bao giờ làm việc với người dân qua điện thoại. Người dân chỉ có nghĩa vụ và trách nhiệm chấp hành, thừa hành yêu cầu của các cấp có thẩm quyền khi có văn bản gửi đến cá nhân, gia đình” - bà Lan khẳng định.

Kỳ tới: Hiểm họa từ CMND

Lừa từ Việt Nam đến Trung Quốc

Lin Chin Seng còn cầm đầu nhóm đối tượng người Đài Loan lưu trú tại TP HCM, gồm: Fan Yan Wei, Chen Chin Shu, Chen Jian Bang, Lai Li Wei và Lo Wen Stung thiết lập đường truyền điện thoại từ Việt Nam về quê nhà nhằm lừa chính người dân Trung Quốc. Cả bọn thuê một căn nhà ở đường Tạ Quang Bửu (quận 8, TP HCM) để lắp đặt thiết bị viễn thông kết nối internet điều hành những cuộc gọi trá hình.

Sử dụng thủ đoạn tương tự khi lừa gạt người Việt Nam, chúng điện thoại về Trung Quốc, phân công nhau giả danh nhân viên cửa hàng, ngân hàng, cơ quan cầm quyền liên lạc với nhiều số máy cá nhân ở Trung Quốc để lừa gạt các nạn nhân chuyển tiền đến tài khoản quốc tế do chúng chỉ định.

Tháng 4-2014, Lin Chin Seng bị bắt ở Việt Nam. Seng khai nhận đã lừa gạt hơn 30 người Trung Quốc, chiếm đoạt 350 triệu đồng của các nạn nhân ở khắp Trung Quốc.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo