xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có thể về nước thi hành án tù

THẾ KHA

Công dân Việt Nam bị kết án và đang thi hành án tù ở nước ngoài có thể được xem xét chuyển về nước để tiếp tục thi hành án. Tương tự, người nước ngoài đang chấp hành án tù tại Việt Nam cũng có thể chuyển giao về nước nếu có nguyện vọng

Liên bộ Công an - Tư pháp - Ngoại giao - VKSND Tối cao và TAND Tối cao vừa ban hành Thông tư 01/2013 (có hiệu lực từ ngày 15-4) hướng dẫn việc tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành án phạt tù. Theo đó, công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù chung thân hoặc tù có thời hạn tại nước ngoài có nguyện vọng được chuyển giao về Việt Nam để tiếp tục chấp hành hình phạt còn lại thì có thể làm đơn (hoặc thông qua người đại diện hợp pháp) trình bày nguyện vọng với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Bộ Công an, cơ quan đại diện Việt Nam.

Điều kiện để được chuyển giao về Việt Nam

Theo Thông tư 01, người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài muốn được tiếp nhận về Việt Nam để tiếp tục chấp hành phần hình phạt tù còn lại phải có đủ các điều kiện: là công dân Việt Nam, có nơi thường trú cuối cùng ở Việt Nam, hành vi phạm tội mà người đó bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
 
img
Người nước ngoài đang chấp hành hình phạt tù ở Việt Nam cũng có thể được xem xét chuyển giao về nước để tiếp tục thi hành án.
Trong ảnh: Bị cáo Choo Wee Fah (SN 1978, quốc tịch Malaysia)
bị TAND TPHCM tuyên phạt 3 năm tù về tội “Lưu hành các giấy tờ có giá giả khác”. Ảnh: PHẠM DŨNG
 
Ngoài ra, bản án đối với người được đề nghị chuyển giao về Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó tại nước chuyển giao. Nước chuyển giao và người bị kết án đều đồng ý với việc chuyển giao; trường hợp người bị kết án phạt tù là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì phải có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp của người đó. Vào thời điểm tiếp nhận yêu cầu chuyển giao, thời hạn chưa chấp hành án phạt tù phải còn ít nhất 1 năm; trường hợp đặc biệt thời hạn này còn ít nhất 6 tháng.

Đối với người nước ngoài đang chấp hành án tại các cơ sở giam giữ do Bộ Công an quản lý, hằng năm, Bộ Công an thực hiện thông báo cho người đang chấp hành án phạt tù biết về quyền được chuyển giao để họ nghiên cứu, đề xuất. Khi tuyên bản án và hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, TAND đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm có trách nhiệm thông báo cho bị cáo là các đối tượng đáp ứng đủ các yêu cầu biết về quyền được yêu cầu chuyển giao.

Theo một thành viên ban soạn thảo, Thông tư 01 nhằm hướng dẫn rõ ràng hơn quy định nêu trong Luật Tương trợ tư pháp. Việc này phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nguyên tắc “có đi có lại”

Trường hợp Bộ Công an nhận được đề nghị tiếp nhận, chuyển giao của phía nước ngoài mà giữa Việt Nam và nước đó chưa có điều ước quốc tế liên quan đến tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, chưa có thỏa thuận hoặc tiền lệ về việc áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” thì Bộ Công an có văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ Tư pháp, TAND Tối cao, VKSND Tối cao xem xét, áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”. Trong văn bản phải nêu rõ ý kiến của Bộ Công an về sự cần thiết áp dụng nguyên tắc này và sự phù hợp với quy định tại Luật Tương trợ tư pháp.

Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng phía Việt Nam sẽ nghiên cứu để có thể tiếp tục ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp với các nước trên thế giới nhằm cùng giúp nhau giải quyết các vụ việc mang tính xuyên quốc gia.

Khó THA khi người nước ngoài không có tiền

Thông tin từ Tổng cục Thi hành án (THA) dân sự (Bộ Tư pháp) cho biết thời gian qua đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết đối với những trường hợp người nước ngoài phạm tội đã thi hành xong bản án hình sự nhưng không có tiền, tài sản để thi hành bản án dân sự, vì vậy họ chưa đáp ứng đủ yêu cầu để rời khỏi nơi tạm giam. Tổng cục THA hình sự và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII - Bộ Công an), Bộ Ngoại giao và Tổng cục THA dân sự đã họp nhiều lần để tìm biện pháp giải quyết nhưng trước mắt chỉ giải quyết được cho những trường hợp người nước ngoài có sự bảo lãnh, giúp đỡ từ phía Đại sứ quán nước họ tại Việt Nam.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo