xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đáng lo tội phạm từ nội bộ gia đình

Bài và ảnh: Nguyễn Quyết

5 năm qua, trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 1.000 vụ giết người do mâu thuẫn nội bộ gia đình, trong cộng đồng dân cư

Chiều 6-1, ông Lê Hồng Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 48-CT/TƯ ngày 22-10-2010 của Bộ Chính trị (về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới) và tổng kết năm 2015 của Ban Chỉ đạo 138/CP.

Theo báo cáo do Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, trình bày, trong 5 năm qua, tội phạm xâm phạm trật tự xã hội đã được kiềm chế nhưng có nhiều diễn biến phức tạp về phương thức, thủ đoạn, tính chất và thành phần đối tượng. Đặc biệt, tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội gia tăng. Nhiều vụ giết người dã man, tàn bạo, giết nhiều người trong gia đình, chặt xác, phi tang gây bức xúc trong dư luận. Trung bình mỗi năm, cả nước xảy ra khoảng 1.000 vụ giết người do mâu thuẫn nội bộ gia đình, trong cộng đồng dân cư. Trong đó, khoảng 14%-15% là các vụ người thân trong gia đình giết hại nhau, tính chất dã man.

 

Ông Lê Hồng Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư - trao đổi với Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, tại hội nghị
Ông Lê Hồng Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư - trao đổi với Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, tại hội nghị

 

Cụ thể, trong năm 2015, tội phạm giết người được đánh giá là giảm nhưng liên tiếp xảy ra các vụ giết nhiều người trong một gia đình. Đối tượng gây án hầu hết chưa có tiền án, tiền sự nhưng thực hiện tội phạm rất chuyên nghiệp, dã man, tàn bạo. Điển hình là vụ giết 6 người ở Bình Phước, giết 4 người ở Nghệ An, giết 4 người ở Yên Bái…

Một trong những nguyên nhân được Bộ Công an chỉ ra là một số chuẩn mực đạo đức xã hội đã xuống cấp; công chúng, đặc biệt là lớp trẻ hiện nay, đang bị “đầu độc” bởi quá nhiều sản phẩm văn hóa nghe nhìn, giải trí có nội dung kích động bạo lực trên internet, game online… Do đó, cần đề cao vai trò của nhân dân trong phòng chống tội phạm, nhất là trong phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư; coi trọng vai trò của gia đình, nhà trường, các đoàn thể quần chúng, phát huy tính tích cực của các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở.

Ngoài ra, theo đánh giá của ông Lê Hồng Anh, nguyên nhân tội phạm phức tạp là do một số nơi còn nhiều sơ hở, chậm xử lý khắc phục, để tội phạm lợi dụng kẽ hở hoạt động. Các địa phương cần bổ sung vào chương trình hành động khắc phục hạn chế, yếu kém, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm...

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục. Thời gian tới, cơ quan chức năng phải thực hiện đồng bộ các biện pháp kiềm chế tội phạm, huy động sức dân trong phòng chống tội phạm, đồng thời nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng chuyên trách phòng chống tội phạm.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo