xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đặt tiền xin tại ngoại: Văn minh nhưng có khả thi?

THẾ KHA - PHƯƠNG NHUNG

Quy định đặt tiền, tài sản để những bị can, bị cáo đang bị tạm giam có thể tại ngoại phải hết sức chặt chẽ, tránh những kẽ hở để không bị lợi dụng

Bộ Tư pháp cho biết biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị (gọi tắt là đặt tiền) để bảo đảm biện pháp ngăn chặn thay thế cho biện pháp tạm giam đã được quy định tại điều 93 Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2003.
 
Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một văn bản nào quy định chi tiết về điều kiện, mức tiền, trình tự thủ tục, chế độ quản lý tài sản,… nên các cơ quan tố tụng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng. Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến và sẽ ban hành trong thời gian tới thông tư liên tịch hướng dẫn việc áp dụng biện pháp đặt tiền có giá trị để bảo đảm thay thế biện pháp tạm giam.

Nhân thân tốt mới được đặt tiền tại ngoại

Theo dự thảo, biện pháp đặt tiền có thể được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm hoặc xét xử phúc thẩm. Cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp đặt tiền đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam có đủ các điều kiện theo quy định. Đó là những người có nhân thân tốt (chưa có tiền án, tiền sự, thành khẩn, ăn năn khai báo, có công với cách mạng,…), có khả năng về tài chính (bị can, bị cáo là người chưa thành niên được xem xét đến khả năng tài chính của người đại diện hợp pháp).
 
img
Những kẻ phạm tội giết người dã man như Nguyễn Đức Nghĩa
sẽ không được phép đặt tiền để tại ngoại. Ảnh: NGUYỄN QUYẾT
 
Bên cạnh đó, cơ quan tố tụng có căn cứ để tin rằng bị can, bị cáo có mặt theo giấy triệu tập hoặc không tiêu hủy, che giấu chứng cứ cũng như có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử. Việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây ảnh hưởng lớn đến trật tự, an toàn xã hội.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo và mẫu đơn, bị can, bị cáo phải gửi đơn đề nghị được đặt tiền bảo đảm cho cơ quan tiến hành tố tụng đã thông báo thông qua cơ sở giam giữ. Trong trường hợp bị can, bị cáo định đặt tiền, tài sản thuộc sở hữu chung, kèm theo đơn phải có giấy chấp thuận đặt tiền, tài sản bảo đảm của các đồng chủ sở hữu. Cơ quan tố tụng sẽ dựa vào điều kiện tài chính của bị can, bị cáo để quyết định mức tiền phải đặt bảo đảm  trong khoảng từ 10-350 triệu đồng tùy theo hành vi phạm tội từ ít nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng.

Thực hiện không dễ

Theo ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, việc đặt tiền để được tại ngoại nếu làm tốt sẽ giúp giảm bớt tình trạng quá tải tại các trại tạm giam như nhiều nước trên thế giới đang làm. Tuy nhiên, “việc này phải làm chặt chẽ nhưng cũng phải bảo đảm bình đẳng giữa mọi công dân. Có thể giảm hoặc miễn hẳn việc đặt tiền đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa sau khi đã xem xét kỹ về nhân thân và khẳng định được đối tượng đó không có khả năng bỏ trốn hoặc gây mất trật tự xã hội”, ông Anh nói.

Luật sư Phan Trung Hoài, Văn phòng Phan Trung Hoài và cộng sự (TPHCM), cho rằng: “Việc thu hẹp các đối tượng có thể đặt tiền, tài sản bảo đảm nêu trên đã hạn chế rất nhiều đến biện pháp bảo đảm mang tính nhân đạo và tôn trọng quyền con người nhằm thay thế biện pháp tạm giam có chiều hướng đang bị lạm dụng hiện nay.
 
Tôi nghĩ đối với những người bị tình nghi phạm tội xâm phạm đến chế độ sở hữu, đến trật tự quản lý kinh tế gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước…, biện pháp đặt tiền hoặc tài sản bảo đảm sẽ giúp cho việc hạn chế tình trạng tạm giam, có cơ sở ràng buộc trách nhiệm dân sự đối với khoản tiền bị coi là chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại, không nhất thiết họ phải nằm trong diện chính sách, thành thật khai báo hay ở vùng kinh tế khó khăn. Biện pháp này cũng nên áp dụng cho các đối tượng bị tình nghi phạm tội là người nước ngoài”.
 
Trong khi đó, luật sư Phạm Văn Phất,  Trưởng Văn phòng luật An Phát Phạm (Hà Nội), lại cho rằng khi các quy định pháp luật còn nhiều bất cập, việc áp dụng chưa mang tính thống nhất như hiện nay thì làm việc này không dễ chút nào. Ông Phất dẫn chứng: Điều 60 BLHS quy định về những trường hợp hưởng án treo nhưng thực tế rất nhiều thẩm phán vẫn “thích” áp dụng hình thức giam giữ.
 
“Theo dự thảo thì việc xác định những người nào đủ tiêu chuẩn được đóng tiền bảo lãnh tại ngoại vẫn chủ yếu dựa vào sự trong sạch, liêm khiết của cán bộ công an làm công tác xác minh. Ai dám chắc khi thực hiện không nảy sinh những tiêu cực, chạy chọt để “đạt chuẩn” được tại ngoại? Đó là chưa kể khi đóng tiền vào và rút tiền ra người dân có thể gặp không ít phiền hà” - luật sư Phất lo lắng.
 
Ông Phất cũng cho rằng cơ quan soạn thảo cần tính toán và đưa ra những quy định chặt chẽ nhằm bịt những kẽ hở cần thiết, tránh để người thực thi công vụ cũng như đối tượng phạm tội lợi dụng khi thực hiện quy định tiến bộ này.

Những trường hợp không được đặt tiền tại ngoại

Theo dự thảo, những bị can, bị cáo phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phá hoại hòa bình, chống loài người, tội phạm chiến tranh; phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng về ma túy; phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm quyền sở hữu (như cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản...); hành vi phạm tội gây bất bình lớn trong nhân dân sẽ không thể được áp dụng hình thức này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo